Học tập đạo đức HCM

Tam Đa, dân giàu - xã mạnh

Thứ tư - 09/06/2021 04:09
Từng là xã nghèo nhất của huyện Phù Cừ, xã Tam Đa hôm nay đẹp như một bức tranh. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát; những tuyến đường rộng rãi, xanh mát bóng cây; những vườn vải, vườn cam sai trĩu quả; người dân hăng hái phát triển kinh tế, gìn giữ nếp làng… là minh chứng sinh động, chân thực của “ý Đảng hợp lòng dân ở nơi đây”.


 

Làng quê xã Tam Đa khang trang, sạch đẹp

 

Cùng chúng tôi đi trên những tuyến đường bê tông rực rỡ sắc hoa trải dài tới từng ngõ xóm, thăm những công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng mới, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, đồng chí Đào Xuân Dục, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Xã Tam Đa trước kia là vùng chiêm trũng của huyện Phù Cừ, quanh năm người dân chỉ biết độc canh cây lúa nên cái nghèo cứ luẩn quẩn đeo bám. Tuy nhiên, khoảng từ năm 2013 khi thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc dồn thửa, đổi ruộng, xã Tam Đa đã có sự đổi thay nhanh chóng. Nhờ chủ trương đúng, hợp lòng dân, xã Tam Đa đã trở thành một vùng quê trù phú.


Thực hiện chủ trương của tỉnh, của huyện về dồn thửa, đổi ruộng, Đảng ủy xã đã họp bàn rồi ban hành nghị quyết chuyên đề về việc dồn thửa, đổi ruộng. Thời gian đầu, toàn bộ diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng các loại cây lâu năm như: Vải, cam, nhãn. Cùng với tuyên truyền, vận động người dân dồn thửa, đổi ruộng, mỗi cán bộ, đảng viên tại mỗi thôn đều là người tiên phong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Không chạy theo thành tích, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xã Tam Đa tính toán kỹ lưỡng, chắc chắn trong từng bước, từng giai đoạn cụ thể. Chính vì thế, đến nay trên 90% diện tích đất cấy lúa của xã được chuyển sang chuyên canh cam, vải. 


Xác định muốn làm giàu từ nông nghiệp thì việc dồn thửa, đổi ruộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn chưa đủ mà phải thay đổi tư duy, nhận thức của người nông dân về kinh tế nông nghiệp và tin tưởng chuyện làm giàu từ nông nghiệp là hoàn toàn có thể. Để đạt được mục tiêu đó, xã Tam Đa tích cực vận động người dân thực hiện các quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, thành lập các mô hình hợp tác xã, tạo liên kết trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Điển hình là 2 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kiểu mới, liên kết sản xuất từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm (đã được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất vải theo quy trình VietGAP) gồm: HTX Nông nghiệp Thắng Lợi thực hiện mô hình liên kết giữa các hộ trồng vải lai chín sớm có tổng diện tích 50 ha, với sự tham gia của 400 hộ dân, tiêu thụ sản phẩm dựa trên hợp đồng liên kết ổn định và HTX nông nghiệp Ngũ Phúc thực hiện mô hình liên kết giữa các hộ trồng cam có tổng diện tích là 21 ha với 144 hộ tham gia…


Từ chủ trương đúng, hợp lòng dân, diện mạo nông thôn xã Tam Đa từng ngày thay đổi. Toàn xã đã chuyển đổi gần 300 ha đất cấy lúa sang trồng các loại cây có thế mạnh ở địa phương như vải lai chín sớm, cam Vinh, cam đường canh... Các mô hình chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 8-10 so với cấy lúa. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của xã đạt 63 triệu đồng/năm; giá trị thu nhập bình quân trên 1ha canh tác đạt 200 triệu đồng/ năm. Xã Tam Đa có 3 sản phẩm nông nghiệp được xếp hạng OCOP (toàn huyện Phù Cừ có 7 sản phẩm được xếp hạng OCOP) là vải lai chín sớm Phù Cừ, cam Hưng Yên và cam canh. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 giảm còn 1,47%. Lĩnh vực y tế, giáo dục được đầu tư, đáp ứng đầy đủ thiết bị khám, chữa bệnh, dạy và học trên địa bàn. 95% số hộ gia đình đạt gia đình văn hoá, 3/3 thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa”. 


Đến xã Tam Đa hôm nay, thấp thoáng trong màu xanh cây cối là những ngôi nhà kiên cố cao tầng, màu sơn óng ánh như “tự khoe” về đời sống ấm no, đủ đầy của các gia đình nơi đây. Đi tới đâu, chúng tôi cũng nghe tiếng chào hỏi rộn ràng và bắt gặp những nụ cười tươi rói trên gương mặt rạng ngời thân thiện. Những câu chuyện với mỗi người dân nơi đây đều cảm nhận rõ nét sự chân thành, đoàn kết, gắn bó và rất đỗi tự hào vì sự phát triển của quê hương. Chia tay xã Tam Đa cùng niềm hân hoan, rạng ngời của mỗi cán bộ và người dân ở đây khiến chúng tôi cảm nhận khi ý Đảng hợp lòng dân thì bất kỳ một mảnh đất khô cằn nào cũng sẽ đơm hoa kết trái ngọt.

 

Nguồn tin: baohungyen.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay36,734
  • Tháng hiện tại868,857
  • Tổng lượt truy cập89,547,191
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây