Học tập đạo đức HCM

Thật bất ngờ: Thứ cá dân mình chỉ để làm mắm, phơi khô bán sang Trung Quốc lại đắt như tôm tươi

Thứ sáu - 16/04/2021 22:42
Xuất khẩu cá cơm khô, mực khô sang thị trường Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu cá cơm khô sang Trung Quốc tăng tới 598,5%.

Trung Quốc bất ngờ tăng mua cá cơm khô

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 3 tháng đầu năm có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt với mặt hàng cá cơm khô, mực khô.

Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 25.300 tấn, trị giá 71,1 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2021 tăng chủ yếu do xuất khẩu cá cơm khô và mực khô tăng mạnh, trong khi xuất khẩu cá tra và tôm đông lạnh giảm. 

Trong 2 tháng đầu năm 2021, cá tra đông lạnh là mặt hàng có lượng và trị giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lớn nhất, đạt 11.000 tấn, kim ngạch 20,05 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu tôm đông lạnh sang Trung Quốc đạt 2.300 tấn, trị giá 15,6 triệu USD, giảm 15,8% về lượng và giảm 14,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, xuất khẩu cá cơm khô sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 5.300 tấn, trị giá 9,9 triệu USD, tăng 669,7% về lượng và tăng 598,5% về trị giá.

Xuất khẩu mực khô sang Trung Quốc đạt 1.360 tấn, trị giá 3,76 triệu USD, tăng 459,4% về lượng và tăng 797% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Với sự gia tăng ở thị trường Trung Quốc, giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 năm 2021 ước đạt 685 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,69 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. 

Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021, chiếm 53,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. 

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng tại hầu hết các thị trường.

Thật bất ngờ: Thứ cá dân mình chỉ để làm mắm, phơi khô bán sang Trung Quốc lại đắt như tôm tươi - Ảnh 1.

Xuất khẩu cá cơm khô sang Trung Quốc tăng đột biến trong 2 tháng đầu năm 2021. Trong ảnh: Ngư dân Quảng Trị được mùa cá cơm. Ảnh: VOV.

Không chỉ Trung Quốc, Mỹ cũng tăng mua thủy sản Việt Nam

Vượt Trung Quốc, Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều nhất.

Cụ thể, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt gần 189,15 triệu USD, chiếm 18,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo thống kê của NMFS, nhập khẩu thủy sản của Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 490.100 tấn, trị giá 3,6 tỷ USD, tăng 0,7% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Về thị trường, trong 2 tháng đầu năm 2021, Mỹ tăng nhập khẩu thủy sản từ thị trường Chile, Canada, Việt Nam, Nga, Ecuador và Na Uy. 

Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ mức 6,9% trong 2 tháng đầu năm 2020, lên 8,8% trong 2 tháng đầu năm 2021.

Xuất khẩu tôm có nhiều cơ hội ở Australia

Trong khi xuất khẩu cá cơm khô, mực khô tăng ở thị trường Trung Quốc, Mỹ cũng tăng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam thì xuất khẩu tôm có thể tìm thấy cơ hội ở Australia.

Với dân số ngày càng tăng và Australia là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất trên thế giới với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tăng. 

Dự báo, trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tăng mạnh, trong đó tôm là mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường này. 

Tại Australia, tôm được tiêu thụ nhiều nhất với lượng tiêu thụ hàng năm lên tới 50.000 - 60.000 tấn nhưng sản xuất của Australia không đáp ứng được nhu cầu này. 

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), Australia là một nước thành viên trong CPTPP, theo cam kết trong CPTPP, tất cả các sản phẩm tôm xuất khẩu sang Australia đều ở 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực nên rất thuận lợi cho xuất khẩu tôm của Việt Nam. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Australia đảm bảo, tuân thủ những yêu cầu của thị trường này vì Australia là một trong những quốc gia có các yêu cầu về tuân thủ an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao, kiểm dịch khắt khe hơn so với những thị trường khác. 

Theo Khánh Nguyên/danviet.vn
https://danviet.vn/that-bat-ngo-thu-ca-dan-minh-chi-de-lam-mam-phoi-kho-ban-sang-trung-quoc-lai-dat-nhu-tom-tuoi-20210417091625057.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay61,791
  • Tháng hiện tại892,518
  • Tổng lượt truy cập92,066,247
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây