Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Có vốn ưu đãi, người nghèo từng bước vươn lên làm giàu

Thứ bảy - 17/04/2021 04:57
Những năm qua, cùng với nhiều nguồn lực khác, vai trò của nguồn vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả, góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, vốn tín dụng chính sách cũng là nguồn lực chủ đạo giúp người dân khắc phục thiên tai bão lũ.

"Tiếp vốn" cho người dân vượt qua khó khăn    

Ông Lê Hùng Lam - Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Quảng Nam cho biết, năm 2020 là một năm cực kỳ khó khăn của Quảng Nam do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh Covid-19, đơn vị đã bám sát nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh và của ngành về phòng, chống Covid 19, cũng như thiên tai bão lũ để thực hiện nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác bị ảnh hưởng của Covid-19 và bão lũ.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách giúp người dân vững vàng phát triển kinh tế xã hội - Ảnh 1.

Tín dụng chính sách ngày càng khẳng định vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế xã hội.

Năm 2020, chi nhánh đã thực hiện gia hạn cho 12 hộ với số tiền 177 triệu đồng, thực hiện cho vay khắc phục sau bão lũ số tiền 11.831 triệu đồng và thực hiện giãn thu lãi cho khách hàng trong tháng 11 và 12 năm 2020.

Ngoài ra, đơn vị đã chủ động phối hợp với các Sở Ban Ngành tổ chức thực hiện cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động do đại dịch Covid-19. Đến nay, đã thực hiện cho vay được 2 doanh nghiệp số tiền 292 triệu đồng, đã tạo điều kiện cho 69 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19 được nhận lương.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách giúp người dân vững vàng phát triển kinh tế xã hội - Ảnh 2.

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách mà người dân xây dựng được các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, từ đó vượt lên thoát nghèo bền vững.

Ông Lam cho biết thêm, thời gian qua nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho hàng trăm hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, tiêu biểu như: Mô hình nuôi ếch thương phẩm của ông Lê Anh Tuấn, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn giải quyết việc làm cho 4 lao động, mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/lao động; mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò của ông Lý Xuân Phú, xã Quế Long, huyện Quế Sơn với số tiền vay 100 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 2 lao động.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách giúp người dân vững vàng phát triển kinh tế xã hội - Ảnh 3.

Nhờ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, anh Rađêl Vui (Tây Giang, Quảng Nam) xây dựng thành công mô hình nông nghiệp khép kín từ trồng trọt, chăn nuôi tập trung.

Hay mô hình vay vốn trồng keo của ông Nguyễn Hoàng Thông, xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My vay vốn sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn với số tiền 50 triệu đồng, mục đích vay vốn trồng 3ha keo, kết hợp nuôi heo đen thương phẩm, giải quyết việc làm cho 2 lao động thường xuyên tại địa phương, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm; mô hình của ông A Rất Bay, thôn A Dinh, thị trấn Prao, huyện Đông Giang vay 50 triệu đồng để trồng 2ha cây keo và nuôi 20 con heo rừng lai…

Ấn tượng 3 tháng đầu năm

Ông Lam cho biết, thời gian qua dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng trong 3 tháng đầu năm 2021 chi nhánh đã chủ động bám sát Nghị quyết của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh, chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tổng doanh số cho vay đến ngày 31/3/2021 là 435.869 triệu đồng, doanh số thu nợ 335.986 triệu đồng. Tổng dư nợ đến ngày 31/3/2021 đạt 5.164.358 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 97.223 triệu đồng, tỷ lệ tăng 1,92%, đạt 21,3% kế hoạch, với 129.508 khách hàng còn dư nợ.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách giúp người dân vững vàng phát triển kinh tế xã hội - Ảnh 4.

Hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chương tình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Trong đó, các chương trình tín dụng có dư nợ đạt cao như hộ mới thoát nghèo 1.204.609 triệu đồng (chiếm 23,33%), hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 886.550 triệu đồng (chiếm 17,17%), nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 645.776 triệu đồng (chiếm 12,5%), hỗ trợ tạo việc làm 598.770 triệu đồng (chiếm 11,6%), hộ nghèo 516.793 triệu đồng (chiếm 10%), hộ cận nghèo 516.083 triệu đồng (chiếm 10%),...

Bên cạnh công tác giải ngân, tiêu chí chất lượng hoạt động tín dụng được đưa vào chỉ tiêu định hướng trong Nghị quyết HĐQT cấp tỉnh định kỳ, là phương hướng nhiệm vụ chung của hoạt động tín dụng chính sách, được thống nhất từ tỉnh đến cơ cở nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, đúng mục tiêu. Đến 31/3/2021, nợ quá hạn toàn tỉnh là 1.815 triệu đồng, giảm 606 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ 0,04%.

Quảng Nam: Tín dụng chính sách giúp người dân vững vàng phát triển kinh tế xã hội - Ảnh 5.

Cán bộ Ngân hàng CSXH đi đến tận gia đình để đánh giá hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH tiếp tục được đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả; trong quý I đã có 11.769 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng CSXH.

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần cho 2.752 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo vay vốn; tạo việc làm cho 3.070 lao động, có 10 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; giúp 764 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng, cải tạo hơn 6.100 công trình nước sạch vệ sinh; xây dựng 22 ngôi nhà xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP...  

Hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, đặc biệt là chương tình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, anh ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Theo Trần Hậu - Đoàn Hồng/danviet.vn
https://etime.danviet.vn/quang-nam-co-von-uu-dai-nguoi-ngheo-tung-buoc-vuon-len-lam-giau-20210416122954452.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay66,724
  • Tháng hiện tại897,451
  • Tổng lượt truy cập92,071,180
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây