Học tập đạo đức HCM

Thay đổi dự báo xuất khẩu tôm, có thể đạt 3,8 tỷ USD

Chủ nhật - 10/05/2020 21:25
Theo VASEP, dự báo xuất khẩu tôm năm nay có thể đạt 3,8 tỷ USD bởi nhiều cửa sáng thị trường, thay vì dự báo ban đầu chỉ 3,5 tỷ USD.
Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: Trọng Linh.

Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: Trọng Linh.

Với tốc độ XK thủy sản cả nước trong tháng 4 cho thấy nhiều cửa sáng, có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn cuối năm. Trong đó XK tôm Việt Nam có một số điểm nổi bật trong trong quý I/2020. Theo thống kê hiện có khoảng 34 DN tôm xếp vào danh sách 100 (DN) trong quý I/2020 và số DN này chiếm tỷ lệ 70% tổng kim ngạch XK tôm của quý. Trong số đó có 20 DN XK tăng trưởng so với 2019 từ 0,3 đến 87%, có 14 DN XK giảm so với cùng kỳ, với mức giảm phổ biến mức 10% trong đó cá biệt có công ty giảm hơn 70% do vấn đề chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc.

Về thị trường, Nhật Bản và Mỹ vẫn tăng. Trong đó XK sang Mỹ tăng mạnh trong quý I/2020 trong khi thị trường EU và Trung Quốc giảm sâu. Song, các thị trường này đang có dấu hiệu phục hồi khá nhanh. Trong tháng 4/2020 thị trường Trung Quốc bắt đầu có bước chuyển khá, nhất là cá tra.

Trong khi đối với các nước XK tôm, hiện thời dịch bệnh Covid-19 có phần tác động gây ảnh hưởng đến XK. Theo ghi nhận, Ấn Độ và Ecuador vẫn còn tiếp tục bị ảnh hưởng và dự kiến giảm đáng kể, khoảng 50% sản lượng do gặp khó về lao động và con giống nhập khẩu. Các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines tuy chịu ảnh hưởng nhẹ hơn nhưng dự kiến giảm lượng cung khoảng 30%. Đây là cơ hội cho tôm Việt Nam nếu kịp thời có những quyết sách tốt trong lúc này.

Nhận diện cơ hội cho ngành tôm Việt Nam, ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (VASEP), dẫn chứng các cơ hội: Trước tiên Chính phủ vừa qua kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 so với các quốc gia khác nên đã tạo cơ hội cho ngành tôm VN trong giai đoạn hiện thời và sắp tới. Nhất là niềm tin của đối tác nhập khẩu thủy sản VN rất quan tâm tôm từ VN. Kinh tế thời hậu dịch Covid-19 phục hồi nhanh hơn, dự báo ngành tôm sắp tới sẽ gia tăng thị phần.

Giới DN ngành chế biến XK thủy sản nhận định rằng, trong thời gian qua thị trường Mỹ tăng nhanh là do có yếu tố sụt giảm từ Ấn Độ và nhu cầu tại các siêu thị. Dựa vào cơ sở đó kỳ vọng sản phẩm truyền thống của chúng ta được lựa chọn để thay thế cho các nguồn cung khác thiếu hụt do Covid-19. Mặt khác, chuẩn bị thời kỳ hậu Covid-19 dự báo có thể xảy ra làn sóng dịch chuyển SX từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó VN sẽ là điểm sáng XK. Chuỗi cung ứng vật tư thiết yếu của VN không phụ thuộc vào Trung Quốc cho nên DN thủy sản tương đối chủ động SX và có phần thuận lợi hơn.
Trại nuôi tôm thâm canh ở huyện Gò Quao (Kiên Giang).

Trại nuôi tôm thâm canh ở huyện Gò Quao (Kiên Giang).

Nhìn về thực trạng ở vùng nuôi tôm, trong quý I/2020 do điều kiện thời tiết bất lợi, nhiều vùng nuôi tôm ở nước ta sụt giảm khoảng 30% diện tích so với kế hoạch. Giai đoạn cuối năm nếu bà con nuôi tôm thả đủ thì sản lượng cả năm vẫn sẽ cung cấp được nguyên liệu cho XK, đáp ứng nhu cầu tăng mạnh cuối năm. 

Thuận lợi là các thị trường quan trọng đang phục hồi khá tốt. Năm nay tôm VN có thuế XK vào Mỹ bằng 0 và chúng ta sẽ thực thi hiệp định EVFTA. Dựa trên cơ sở đó, tôm VN có cơ hội đẩy mạnh XK trong giai đoạn tới.

“Mục tiêu XK tôm 2020 dự kiến 3,8 tỷ USD. Vào thời điểm tháng 3/2020 chúng tôi chỉ dám dự báo mức 3,5 tỷ USD. Nhưng nay có thể mạnh dạn đưa lên mục tiêu cao hơn là 3,8 tỷ USD sau khi xem xét các vấn đề thị trường, các vấn đề liên quan xung quanh. Năm nay con tôm là sản phẩm có chiều hướng gia tăng mạnh để bù dắp cho thiếu hụt bởi các sản phẩm khác”, Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe nói.

Nguồn tin: Hưng Phú - Trọng Linh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm222
  • Hôm nay33,978
  • Tháng hiện tại1,320,403
  • Tổng lượt truy cập88,675,473
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây