Học tập đạo đức HCM

Trảng Bom xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa

Thứ sáu - 12/06/2020 04:28
Năm 2016, Trảng Bom là huyện thứ 6 của Đồng Nai về đích nông thôn mới (NTM), nhưng là huyện đầu tiên đạt chuẩn NTM theo “chuẩn mới” của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Giai đoạn 2020-2025, Trảng Bom được chọn làm thí điểm của tỉnh Đồng Nai xây dựng NTM gắn với đô thị hóa.
04.05-H2 Trảng Bom xây dựng NTM.jpg 
Trảng Bom phấn đấu lên thị xã vào năm 2025

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh định hướng cho huyện Trảng Bom hướng đến phát triển đô thị, là vành đai đô thị của tỉnh nhưng phải luôn xác định hậu NTM, phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn là nhiệm vụ trọng tâm; là khâu đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Áp lực đô thị hóa
Với mục tiêu hướng đến phát triển đô, Trảng Bom đang tiếp tục tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng, như: đường giao thông, trường học, hệ thống cơ sở vật chất văn hóa…Hiện toàn huyện có 4 xã đạt NTM nâng cao và 3 xã đạt được 18 tiêu chí, chỉ còn vướng tiêu chí về an ninh trật tự vì xảy ra trọng án.
Phó chủ tịch UBND huyện Trảng Bom Lương Thị Lan  chỉ ra những khó khăn của địa phương trong hoàn thành mục tiêu NTM nâng cao, năm 2019, huyện có 2 xã đạt về tiêu chí NTM nâng cao nhưng khi thẩm định, 2 địa phương này xảy ra trọng án nên không đạt. Nguyên nhân là địa phương có lượng người nơi khác về cư trú rất đông, tập trung ở các khu, cụm công nghiệp nên tình hình an ninh rất phức tạp. Ngoài ra, tiêu chí môi trường, nhất là trong xây dựng các tuyến đường sáng xanh sạch đẹp khó đạt cũng vì mật độ dân số quá đông, quỹ đất ít nên rất khó đạt về mảng xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Mục tiêu phấn đấu của huyện Trảng Bom là sẽ lên thị xã vào năm 2025 nên địa phương phải phát triển đồng bộ các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... Trong đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị được đặc biệt quan tâm như đầu tư, nâng cấp hệ thống đường giao thông; đầu tư thêm bệnh viện; nâng cấp hệ thống trường học để cải thiện tình trạng quá tải của một số trường học hiện nay; đầu tư các khu dân cư, trung tâm thương mại cho đô thị mới trong tương lai; phát triển mảng dịch vụ, nhất là dịch vụ gắn với khai thác du lịch sinh thái, du lịch vườn ở các vùng quê.
Nông nghiệp quy mô hàng hóa
04.05-H1 Trảng Bom xây dựng NTM.jpg 
Mô hình nông nghiệp đô thị cho thu nhập kinh tế cao do nông dân đầu tư. Ảnh vườn hoa tại thị trấn Trảng Bom. Ảnh: Phan Anh
Trong sản xuất nông nghiệp, Trảng Bom định hướng phát triển theo hướng quy mô hàng hóa lớn, bền vững. Theo đó, địa phương quan tâm thu hút đầu tư các dự án cánh đồng lớn, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Đến nay, toàn huyện có 2 dự án xây dựng cánh đồng lớn và chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm cây điều và cây ca cao tại xã An Viễn đã được UBND tỉnh phê duyệt. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng đã hình thành được 12 chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm chăn nuôi và cây trồng.
Ông Đường Minh Giang, Giám đốc HTX nông nghiệp dịch vụ An Viễn (xã An Viễn) cho biết, tham gia dự án cánh đồng lớn trồng ca cao xen điều, nông dân được hưởng nhiều lợi ích, được Nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng như đường, điện về tận vùng sản xuất; nông dân được tập huấn, hỗ trợ về kỹ thuật canh tác và nhất là được vào chuỗi liên kết có doanh nghiệp bao tiêu nông sản.
Chia sẻ mục tiêu phấn đấu lên thị xã vào năm 2025 nhưng vẫn không lơ là trong xây dựng NTM nâng cao, Bí thư Huyện ủy Trảng Bom Phạm Xuân Hà cho rằng: “Trảng Bom luôn xác định đi lên đô thị hóa nhưng vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp, trong chọn cây trồng thế mạnh là cây chuối và thanh long với mục tiêu xây dựng chuỗi liên kết. Trong đó, địa phương rất chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khâu sơ chế, bảo quản, chế biến để trái chuối và các loại nông sản khác không hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu tươi như hiện nay thì mới bền vững”.
Theo Phan Anh/dongnai.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm257
  • Hôm nay37,868
  • Tháng hiện tại844,899
  • Tổng lượt truy cập88,199,969
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây