Từ thất bại với hồ tiêu, cà phê…
Trước đây anh Trần Văn Hạnh (SN 1990, thôn Đồng Tâm, xã Bầu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) chỉ trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, nhưng những năm gần đây thường xuyên hạn hán, không đủ nước tưới nên năng suất thấp dần. Giá hồ tiêu, cà phê liên tục giảm nên gặp nhiều khó khăn. Trong một chuyến công tác Chiến dịch mùa hè xanh tại Ninh Thuận, anh biết đến cây măng tây nhưng chưa có ý định trồng.
Sau khi xem một chương trình khuyến nông trên truyền hình, anh Hạnh mới biết các tỉnh phía Bắc người dân trồng rất nhiều. Do vậy anh cất công quy lại Ninh Thuận, rồi đi các tỉnh phía Bắc để học tập kỹ thuật trồng măng tây.
Thấy khí hậu nơi anh sinh sống khá mát, thổ nhưỡng cũng khá giống Đà Lạt nên anh tiếp tục đến Đà Lạt để tìm hiểu thực tế.
Sau khi đi rất nhiều nơi để học tập kỹ thuật và tìm hiểu thị trường, năm 2017 anh Hạnh trồng thí điểm 1 sào măng tây (1.000m2), bước đầu cho kết quả tốt. Theo anh Hạnh, hầu hết măng được trồng tại các vùng đất cát, khí hậu nóng, nên muốn trồng được phải trải qua những công đoạn hết sức khó khăn.
"Măng thường xuyên mắc các bệnh như gỉ sắt, nấm... nên tôi phải sử dụng vôi, phân hữu cơ để cải tạo đất. Để đất có đủ các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây măng tây, tuyệt đối không sử dụng phương pháp hóa học"- anh Hạnh nói. Cũng do canh tác theo hướng hữu cơ, măng tây của anh Hạnh có thể thu hoạch 1 ngày sau khi bón phân. Ngoài ra anh còn sử dụng một số loài thiên địch để loại bỏ sâu bệnh trong vườn.
Trồng măng tây là mô hình mới, được hộ gia đình anh Hạnh phát triển bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được vấn đề khó khăn trong trồng hồ tiêu và cà phê trong thời gian qua".
bà Trần Thị Thu Hiền - Chủ tịch UBND xã Bầu Cạn
Khi chắc chắn được hiệu quả kinh tế, anh đã mạnh dạn liên kết với một hộ dân trong vùng để sản xuất măng tây. Theo đó các hộ được anh hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Tính đến thời điểm hiện tại, riêng gia đình anh Hạnh có 0,8ha măng tây, liên kết với 4 hộ cùng trồng 4ha. Với cây măng tây, đây là quy mô sản xuất khá lớn.
Trồng một lần, thu hoạch… chục năm
Anh Hạnh cho biết thêm, chi phí đầu tư phân bón, giống cây, cải tạo đất... cho 1 sào (1.000m2) trồng măng tây khoảng 40 triệu đồng, trong đó giống măng tây nhập khẩu từ nước ngoài về. Mặc dù vốn đầu tư khá cao so với nhiều loại cây trồng khác, song ngược lại măng tây cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn nhiều.
Sau 6 tháng trồng, măng tây sẽ cho thu hoạch bói, từ tháng thứ 8 cho thu hoạch chính thức. Mỗi vụ cho thu hoạch liên tục trong 4 tháng, sau đó nghỉ khoảng 2 tháng để thay cây chính. Một vườn măng tây có thể thu hoạch từ 10 - 15 năm. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi 1kg măng tây được bán với giá 80.000 - 120.000 đồng/kg, từ đó đem lại thu nhập cho người trồng gần 2 triệu đồng/ngày chỉ với diện tích 1 sào.
Sản phẩm măng tây do anh Hạnh sản xuất an toàn, măng ngọt, đặc biệt đầu măng tây không bị cát sạn như những vùng đất cát, vì thế được nhiều người biết đến.
"Ngoài bán lẻ, tôi còn bán cho các công ty thu mua ở Gia Lai như Vạn Trí, Huka Food và TP.HCM như Hello Food... Hầu hết sản phẩm đều được kiểm nghiệm, đánh giá trước nên đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng" - anh Hạnh cho biết.
Theo anh Hạnh, chính việc kết nối với các doanh nghiệp thu mua, với số lượng lớn và ổn định là yếu tố quan trọng nhất để anh quyết định liên kết với nhiều hộ, sản xuất với quy mô lớn gấp chục lần ban đầu.
Theo Thùy Dương/danviet.vn
https://danviet.vn/trai-tre-gia-lai-keo-ca-lang-kha-gia-nho-trong-rau-la-chi-hai-mam-ma-ban-dat-tien-20200608190340312.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã