Theo đó, Ban tổ chức đã trao chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2020-2021 cho 604 doanh nghiệp do người tiêu dùng bình chọn với các lĩnh vực, ngành nghề đa dạng như ngành thực phẩm tươi sống; ngành thực phẩm đóng hộp; ngành nông sản tươi; ngành máy móc; công cụ nông ngư nghiệp; ngành thức ăn chăn nuôi – thuốc thú y; ngành đồ gỗ; ngành sản phẩm từ cao su; ngành nước chấm gia vị; ngành bánh kẹo; sữa và các sản phẩm từ sữa...
Ban tổ chức Hội DN HVNCLC đã tổ chức các buổi kháo sát, lấy ý kiến người tiêu dùng và kết quả đã tìm ra 604 doanh nghiệp đủ điều kiện đạt nhãn hiệu chứng nhận HVNCLC năm 2020, đặc biệt có 36 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn liên tiếp 24 năm, 39 doanh nghiệp được bình chọn lần đầu.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN HVNCLC cho biết, năm nay, do tình hình dịch bệnh diễn ra từ quí 1/2020, và hậu quả tác động thị trường còn tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp cần có thời gian phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, Hội DN HVNCLC sẽ tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, trụ vững trên thị trường nội địa, đồng thời, thúc đẩy chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đạt “HVNCLC - Chuẩn hội nhập” và các tiêu chuẩn quốc tế cần thiết để thâm nhập thị trường thế giới.
Cũng theo bà Vũ Kim Hạnh, từ nay cho đến đầu năm 2022, Hội DN HVNCLC sẽ tiến hành các hoạt động nhằm chuẩn bị hội nhập hai danh hiệu: “HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn” và “HVNCLC - Chuẩn hội nhập” làm một, để khi sản phẩm mang danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” là thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm, được công nhận trên thị trường nội địa và sản phẩm cùng lúc cũng đạt các chuẩn về kỹ thuật an toàn, chất lượng để đi ra thị trường quốc tế.
Bà Vũ Kim Hạnh cho biết, cho tới thời điểm hiện nay, đã có 146 doanh nghiệp đạt chứng nhận HVNCLC – Chuẩn hội nhập. Trong đó, số doanh nghiệp ngành thực phẩm là 118 doanh nghiệp, và phi thực phẩm là 28 doanh nghiệp.
“Một điểm rất quan trọng của chương trình HVNCLC – Chuẩn hội nhập là đã xây dựng được một tiêu chuẩn bước đệm giữa VietGAP và GlobalGAP để đưa nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới. Đó chính là tiêu chuẩn LocalGAP. Thời gian tới, Hội DN HVNCLC sẽ tiếp tục hợp tác với Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Kinh tế hợp tác thuộc Trường Cán bộ Quản lý phía Nam (Bộ NN-PTNT) tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện cho nhiều lãnh đạo, xã viên các HTX sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đẩy mạnh khả năng các HTX trong việc chuẩn hóa và thương mại hóa kết nối thị trường, tiêu thụ tốt nông sản”, bà Vũ Kim Hạnh chia sẻ.
Được biết, đã có hai HTX (sản xuất lúa ở Cần Thơ và trồng nhãn ở Đồng Tháp) được hỗ trợ, tư vấn, huấn luyện để đạt chứng nhận LocalGAP, dự kiến được cấp vào tháng 7/2020.
Chương trình LocalGAP nhằm tạo bước đệm cho nông dân, các HTX nông nghiệp Việt Nam tiếp cận từng bước với thực hành nông nghiệp tốt theo chuẩn quốc tế, được sự thừa nhận rộng rãi của đa số các thị trường khó tính thế giới. Đây là chương trình hợp tác giữa hội DN HVNCLC với GlobalGAP để tạo thuận lợi cho nông hộ nhỏ, nhóm chiếm hơn 70% trong cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam, có thể tham gia vào thị trường. Các sản phẩm được chứng nhận LocalGAP sẽ được tổ chức GlobalGAP cấp mã số GLN (Localgap Number).
Nguồn tin: Nguyễn Thủy/nongnghiep.vn:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã