Học tập đạo đức HCM

Từ nguồn hỗ trợ, nông dân vươn lên làm giàu

Thứ ba - 05/10/2021 01:15
Từ nguồn vốn hỗ trợ, người dân đồng bào vùng dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng đã xây dựng mô hình sản xuất bền vững, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình hành động Quốc gia không còn nạn đói, hàng chục hộ dân ở xã Đạ K’Nàng đã có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: Minh Hậu.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình hành động Quốc gia không còn nạn đói, hàng chục hộ dân ở xã Đạ K’Nàng đã có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: Minh Hậu.

Xã Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) là xã thuần nông vùng miền núi và từng là một trong những địa phương có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất huyện.

Theo ông Nguyễn Bá Nhân, Chủ tịch UBND xã Đạ K’Nàng, năm 1999, xã được thành lập và lúc bấy giờ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 80%. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất cà phê nhưng hiệu quả kém đã dẫn đến tình cảnh nhiều gia đình thiếu ăn, thiếu mặc, trẻ em không có điều kiện học hành.

Những năm gần đây, được sự hỗ trợ từ các chương trình dự án, trong đó có nguồn hỗ trợ từ Chương trình hành động Quốc gia không còn nạn đói (gọi tắt là chương trình) nên Đạ K’Nàng đã “thay da, đổi thịt”. Tính đến tháng 6/2021, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 3%.

Ông K’Tam (42 tuổi, ngụ thôn Pul, xã Đạ K’Nàng), một trong những hộ dân được chương trình hỗ trợ, chia sẻ, gia đình có tổng cộng 3ha diện tích đất canh tác. Những năm trước, gia đình trồng cà phê và lúa nhưng nguồn thu thấp nên quanh năm phải đối diện cảnh đói nghèo.

Từ nguồn vốn hỗ trợ ban đầu, đến nay, gia đình ông K’Tam đã mở rộng vườn sản xuất chuối Laba lên thành 1ha để làm giàu. Ảnh: Minh Hậu.

Từ nguồn vốn hỗ trợ ban đầu, đến nay, gia đình ông K’Tam đã mở rộng vườn sản xuất chuối Laba lên thành 1ha để làm giàu. Ảnh: Minh Hậu.

Năm 2020, gia đình ông K’Tam được chương trình hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình sản xuất chuối Laba nên cuộc sống mới thực sự khởi sắc. Ông nói: “Chương trình hỗ trợ cây giống, hỗ trợ về liên kết tạo đầu ra cho sản phẩm nên rất ổn định. Hiện tại, tháng nào gia đình cũng có nguồn thu nhập, không phải chịu đói như trước nữa”.

Theo ông K’Tam, cùng với nguồn vốn của chương trình, đến nay, gia đình đã mở rộng diện tích sản xuất chuối Laba lên 1ha. Sản phẩm chuối được HTX Laba Banana Đạ K’Nàng ký hợp đồng bao tiêu để xuất khẩu sang Nhật Bản với giá 5.500 đồng/kg. Mỗi năm, gia đình ông K’Tam thu hoạch 3-4 đợt và có nguồn thu nhập lên đến cả trăm triệu đồng.

“Chuối cho thu nhập cao nên cuộc sống gia đình đã ổn định, đã thoát nghèo. Hiện nay, ngoài việc trồng chuối, gia đình vẫn tiếp tục sản xuất cà phê với diện tích 2ha. Trên vườn cà phê, gia đình cũng trồng xen sầu riêng, bơ để tăng thu nhập”, ông K’Tam thổ lộ.

Cũng là hộ dân được chương trình hỗ trợ, gia đình ông Hoàng Quốc Tuấn đang phát triển vườn chuối Laba với diện tích 2.000m2. Theo chủ hộ, trước đây, gia đình trồng dâu nuôi tằm và sản xuất cà phê nhưng thu nhập bấp bênh.

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo tại xã Đạ K’Nàng còn khoảng 3% và dự kiến giảm trong thời gian tới. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo tại xã Đạ K’Nàng còn khoảng 3% và dự kiến giảm trong thời gian tới. Ảnh: Minh Hậu.

Vào cuối năm 2020, đầu năm 2021, được hỗ trợ 200 cây giống chuối Laba nên gia đình bắt tay vào thực hiện mô hình sản xuất. Về quy trình, kỹ thuật chăm sóc, gia đình được HTX Laba Banana Đạ K’Nàng trực tiếp tư vấn, hướng dẫn. Nguồn sản phẩm chuối cũng được HTX này ký hợp đồng bao tiêu.

Ông Triệu Đức Dương, cán bộ khuyến nông xã Đạ K’Nàng cho biết, địa phương được chương trình hỗ trợ canh tác 12,9ha chuối laba cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong đó, chương trình phối hợp với HTX Laba Banana Đạ K’Nàng hỗ trợ giống chuối, kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm.

Chương trình được triển khai từ năm 2020 và đến nay một số bà con đã có thu nhập 3-4 đợt, tăng nguồn thu nhập, góp phần cải thiện đời sống.

“Theo danh sách, chương trình hỗ trợ cho 51 hộ gia đình với tổng cộng là 12,9ha chuối Laba. Từ khi chuyển qua trồng chuối xuất khẩu, nhiều hộ gia đình đã có nguồn thu đều đặn và ổn định. Điều đặc biệt, chương trình đã mang đến sức lan tỏa lớn. Nhiều hộ được hỗ trợ ban đầu đã có vốn để mở rộng quy mô sản xuất, có hộ mở rộng từ 1.000m2 lên quy mô 1ha. Nhiều hộ dân đồng bào ngoài chương trình cũng tiếp cận, học hỏi và đầu tư sản xuất”, ông Triệu Đức Dương chia sẻ.

Ông Nguyễn Bá Nhân, Chủ tịch UBND xã Đạ K’Nàng nói: “Trước đây, xã Đạ K’Nàng chỉ độc canh cây cà phê nên khi giá sụt giảm, nhiều hộ dân trở nên lao đao. Từ khi có các nguồn hỗ trợ, địa phương có điều kiện hướng đến sản xuất nông nghiệp đa canh. Hiện nay, ngoài cà phê còn có các cây trồng có giá trị kinh tế cao như mắc ca, chuối Laba xuất khẩu, phát triển rau nhà kính công nghệ cao… Việc thúc đẩy sản xuất đa canh cho kết quả tốt, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 3% và địa phương đang phấn đấu để giảm xuống mức dưới 3% trong thời gian tới”.

Theo Minh Hậu - Kim Sơ/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/tu-nguon-ho-tro-nong-dan-vuon-len-lam-giau-d304142.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay41,072
  • Tháng hiện tại690,512
  • Tổng lượt truy cập88,045,582
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây