Vừa qua, Hội đồng thẩm định Trung ương đã tổ chức họp xét, bỏ phiếu công nhận huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn NTM năm 2020.
Tại cuộc họp, đại diện Vụ Quản lý chất lượng môi trường, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phản biện đối với kết quả xây dựng NTM huyện Nghi Lộc. Các thành viên Hội đồng Thẩm định Trung ương thảo luận đánh giá kết quả khắc phục của huyện Nghi Lộc về những tồn tại hạn chế của một số tiêu chí mà đoàn công tác của Hội đồng Thẩm định Trung ương đã nêu trong quá trình thẩm định tại huyện Nghi Lộc.
Sau khi nghe đại diện tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc báo cáo tóm tắt kết quả xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của huyện Nghi Lộc và giải trình làm rõ một số nội dung về vấn đề môi trường, nước sạch, giao thông, vai trò của đồng bào Công giáo trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, quy hoạch phát triển huyện Nghi Lộc trong những năm tiếp theo.
Hội đồng Thẩm định Trung ương đã tiến hành bỏ phiếu thông qua. Các thành viên đã nhất trí cao đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận huyện Nghi Lộc đạt huyện NTM năm 2020, đồng thời đề nghị huyện Nghi Lộc hoàn thiện hồ sơ trước khi Thủ tướng ra quyết định.
Theo báo cáo của UBND huyện Nghi Lộc, Sau 10 năm xây dựng NTM, quy mô nền kinh tế, thu ngân sách của Nghi Lộc có bước tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ và thương mại, giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp.
Giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt 16.868 tỷ đồng, tăng 12.657 tỷ đồng so với năm 2010 và được xếp thứ 3 toàn tỉnh vào năm 2020. Tỷ trọng nông nghiệp năm 2020 chỉ còn 16,9%. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại từ 63,06% năm 2010 nay tăng lên 83,1%
Thu ngân sách đến năm 2020 đạt 452,7 tỷ đồng, tăng gấp 4,25 lần so với năm 2010. Đáng chú ý, trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành vùng sản xuất rau cao cấp tập trung với diện tích hơn 600 ha; xây dựng 8 mô hình sản xuất trong nhà lưới với diện tích trên 40.000 m2 áp dụng công nghệ cao. Năm 2020, giá trị sản xuất đạt 103 triệu đồng/ha/năm, tăng 45 triệu đồng/ha so với năm 2010 và tăng 21 triệu đồng/ha so với năm 2015. Chăn nuôi được chuyển từ nhỏ lẻ trong khu dân cư sang chăn nuôi theo hướng tập trung công nghiệp, bán công nghiệp.
Trong xây dựng nông thôn mới, Nghi Lộc lấy đầu tư kết cấu hạ tầng đi trước để làm đòn bẩy phát triển cho các lĩnh vực khác. Sau 10 năm xây dựng, kết cấu hạ tầng trên địa bàn được đầu tư đồng bộ. Các lĩnh vực văn hóa xã hội như: y tế, giáo dục, đào tạo nghề và an sinh xã hội được đảm bảo, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội và hưởng thụ văn hóa của người dân được cải thiện khá rõ nét. Cảnh quan môi trường sinh thái khu vực nông thôn ngày càng được khang trang, sạch sẽ, bảo tồn và phát huy được giá trị truyền thống bản sắc làng xã của nông thôn Việt Nam.
Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được xây dựng trong sạch vững mạnh. Bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Năm 2020 huyện Nghi Lộc được tỉnh xếp hạng thứ 3/21 huyện, thành, thị về cải cách hành chính. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộ trên địa bàn được giữ vững.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc cho biết: Những kết quả huyện Nghi Lộc đạt được chính là quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng của toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân địa phương trong suốt 10 năm qua. Đây cũng là nền tảng để huyện Nghi Lộc tiếp tục triển khai hiện thực hóa các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã