Học tập đạo đức HCM

Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn thông qua chuyển đổi số

Thứ sáu - 01/10/2021 22:21
Sáng 2/10, chương trình 'Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn thông qua chuyển đổi số' được tổ chức trực tuyến dưới sự chủ trì của Bộ NN-PTNT và Bộ VH-TT-DL.
Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Trần Thanh Nam và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt chủ trì diễn đàn.

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Trần Thanh Nam và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt chủ trì diễn đàn.

Diễn đàn "Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn thông qua chuyển đổi số" sáng 2/10 được tổ chức trực tuyến dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Trần Thanh Nam và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt.

Hiện nay, du lịch nông thôn đóng vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, trong tổ chức không gian, kết nối với đô thị và các trung tâm du lịch, góp phần mở rộng phạm vi không gian và kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Nông thôn Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, như văn hóa truyền thống, bản sắc cộng đồng, cảnh quan hoang sơ... là những yếu tố quan trọng để hình thành điểm đến và sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn du khách.

Diễn đàn 'Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn thông qua chuyển đổi số' sáng 2/10 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh mang tính minh họa.

Diễn đàn "Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn thông qua chuyển đổi số" sáng 2/10 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh mang tính minh họa.

Phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những động lực đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.

Phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững.

8h40

3 đề xuất để phát triển du lịch nông thôn

lang-nghe-bb-baaadKNCDo

Du khách trải nghiệm du lịch làng nghề truyền thống (Ảnh minh họa).

Theo ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Vietcraft, hiện nay du lịch nông thôn, sinh thái chiếm khoảng 10% tỷ lệ du lịch và cho doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm trên toàn cầu. Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng của du lịch nông thôn hàng năm vào khoảng 10-30%, trong khi du lịch truyền thống chỉ là 4%.

Việt Nam hiện có 3 loại hình du lịch nông thôn, đó là du lịch cộng đồng, du lịch canh nông và du lịch sinh thái. Cụ thể, cả nước có khoảng 365 điểm du lịch nông thôn và hơn 2.000 làng nghề truyền thống có tiềm năng về du lịch. Đại diện của Vietcraft cho rằng, việc chuyển đổi số trong du lịch nông thôn sẽ giúp thu hút được thêm du khách, hỗ trợ du khách chuẩn bị chuyến đi dễ dàng hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn và nắm được hành vi của khách hàng.

Với những mục tiêu trên, ông Lê Bá Ngọc đưa ra 3 đề xuất để phát triển du lịch nông thôn, đầu tiên là cho phép kết hợp với các tổ chức quốc tế để xúc tiến và quảng bá các sản phẩm du lịch nông thôn của Việt Nam.

Đề xuất thứ 2 là cho phép Vietcraft phối hợp với Bộ NN-PTNT, một số tỉnh thực hiện xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn thông qua chuyển đổi số cho 6 mô hình tiêu biểu, gồm: mô hình du lịch cộng đồng; mô hình du lịch nông nghiệp; mô hình du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn, vườn quốc gia; mô hình du lịch làng nghề; mô hình du lịch làng thông minh; và mô hình du lịch không phát thải.

Đề xuất cuối cùng ông Lê Bá Ngọc đưa ra là Bộ NN-PTNT và Bộ VH-TT-DL cho phép và phối hợp thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa quốc gia các giá trị văn hóa vật thể và phí phục vụ phát triển du lịch của 54 dân tộc Việt Nam để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 50% làng nghề truyền thống tham gia vào chuỗi giá trị du lịch nông thôn.

8h25

Nghiên cứu tạo ra một sản phảm trải nghiệm sẵn trên không gian mạng

Vietnam virtual tour_0

Chuyển đổi số không phải vấn đề mới trong việc xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch nông thôn (Ảnh minh họa).

Khi công nghệ bùng nổ, chuyển đổi số đã gắn chặt với du lịch, bởi bản chất của người sử dụng cuối đều thích những trải nghiệm mới, thứ mà cả công nghệ lẫn du lịch đều mang lại.

“Giá trị nhân văn mang đến chiều sâu văn hóa, trong khi chuyển đổi số là xu hướng của thời đại công nghệ. Lồng ghép hai yếu tố này là cần thiết, nhưng phải chuẩn bị hệ thống kỹ lưỡng, chu đáo để phát triển du lịch nông thôn”, PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM cho biết.

Theo bà Lan, chuyển tải giá trị nhân văn là yếu tố giúp du lịch nông thôn bền vững. Từ nhiều năm nay, các địa phương đều đã có phương án phát triển hướng đi này, chẳng hạn như xây dựng, khai thác những phong tục, danh lam thắng cảnh, sản phẩm đặc thù, đặc hữu tại ĐBSCL, miền núi phía Bắc.

Để mang đến những trải nghiệm du lịch nông thôn đặc sẵn, hấp dẫn, bà Lan khuyên địa phương xây dựng những sản phẩm đặc sắc, độc đáo, mang giá trị cốt lõi là giá trị nhân văn. Trên những cơ sở như đặc điểm tự nhiên, khí hậu, các tỉnh, thành phố sẽ tạo ra những sản phẩm mang tính duy nhất. Nếu làm được, địa phương sẽ dễ quảng bá sản phẩm.

Song song với chuyển tải giá trị nhân văn, bà Lan lưu ý vấn đề chuyển đổi số. Trong thời đại 4.0, kết nối qua không gian mạng giúp làm mờ khoảng cách địa lý, cũng như tạo ra những ấn tượng, trải nghiệm ban đầu cho du khách.

“Chúng ta phải phát huy tối đa tương tác giữa khách du lịch và những sản phẩm du lịch; đồng thời phải có một thông điệp rõ ràng về cách thức thể hiện văn hóa trên không gian mạng”, bà Lan nói.

Bà Lan gọi mô hình này là “vòng tròn văn hóa”. Nó là trung tâm đẩy mạnh tương tác, giúp kết nối các bên liên quan, và tạo ra những cảm thức về du lịch nông thôn cho cộng đồng. Bà cũng gợi mở ý tưởng, là địa phương có thể nghiên cứu tạo ra một sản phảm trải nghiệm sẵn trên không gian mạng.

Nhằm tạo ra sức bật, đưa du lịch nông thôn phát triển nội lực, bà Lan nêu một số giải pháp. Một, là xây dựng những câu chuyện về giá trị nhân văn tại địa phương. Hai, là phát triển một bộ thuyết minh cho các tuyến du lịch. Ba, là tạo ra những hình ảnh, hoặc biểu tượng về những nét văn hóa, lịch sử đặc thù, đặc hữu. “Dựa trên bộ dữ liệu này, địa phương sẽ tạo ra những chất liệu để thiết kế trên không gian mạng”, bà Lan kết luận.

8h15

Hỗ trợ thí điểm xây dựng mô hình Làng du lịch thông minh

Ông Nguyễn Lê Phúc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch:

Ông Nguyễn Lê Phúc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: "Xây dựng các ứng dụng công nghệ cho du lịch nông thôn cần có sự gắn kết với tổng thể du lịch Việt Nam, với khu vực đô thị và trung tâm gửi khách".

Ông Nguyễn Lê Phúc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, chia sẻ: Phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những động lực đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.

Sản phẩm đặc sắc, mang đặc trưng, lợi thế của nông thôn, chất lượng cao và hướng tới thị trường nào là vấn đề quyết định sự thành công của du lịch nông thôn. Ứng dụng công nghệ là công cụ kết nối, giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm tới thị trường.

Theo ông Nguyễn Lê Phúc, phần lớn điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn có quy mô nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát, chủ yếu do các hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác khai thác nên hạn chế về năng lực, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thấp hơn... so với các khu vực khác, do đó cần sự hỗ trợ của nhà nước, của các chuyên gia để chuyển đổi số ở khu vực nông thôn đi vào thực chất, hiệu quả.

Do đó, phải làm sao để thực hiện các kết nối và xây dựng các ứng dụng thuận tiện nhất để bà con nông dân ở những vùng nông thôn, vùng khó khăn có cơ hội tiếp cận công nghệ số, tiếp cận thị trường du lịch.

Cần tích hợp, liên thông, chia sẻ thông tin, phát triển các ứng dụng dùng chung cho phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở kế thừa những nội dung đã có từ ngành du lịch, nông nghiệp nông thôn, chương trình OCOP, các địa phương, doanh nghiệp, hướng tới sự thống nhất chung, tránh chồng chéo, gây lãng phí tài nguyên.

Xây dựng các ứng dụng công nghệ cho du lịch nông thôn cần có sự gắn kết với tổng thể du lịch Việt Nam, với khu vực đô thị và trung tâm gửi khách. Từ đó tạo ra mạng lưới sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn khách du lịch, hỗ trợ cho khai thác hiệu quả du lịch nông thôn.

Để phát triển du lịch nông thôn chuyên nghiệp, hiệu quả cần có chính sách thu hút khu vực tư nhân đầu tư cho phát triển công nghệ nói chung và ứng dụng công nghệ phát triển du lịch ở nông thôn nói riêng, thu lực lượng thanh niên nông thôn được đào tạo về công nghệ, du lịch trở lại phục vụ quê hương.

Vì vậy, Tổng cục Du lịch đề nghị Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ VH-TT-DL và các địa phương trong triển khai Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2021- 2025, tiếp tục nghiên cứu, hỗ trợ thí điểm xây dựng mô hình Làng du lịch thông minh tại những nơi có điều kiện phát triển. Ưu tiên phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho khu vực được thí điểm phát triển mô hình.

8h05

Tìm giải pháp thúc đẩy du lịch nông thôn

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, trong thời gian thực hiện các chỉ thị chống dịch thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã nghiên cứu trong thực tiễn và thấy rằng kết nối nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ là rất quan trọng, do đó cần có một diễn đàn trực tuyến để kết nối được thông tin đa chiều, giữa người sản xuất, người bán hàng và cả cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Thứ trưởng, hiện nay, đa phần các điểm du lịch ở nông thôn đang hoạt động rất hiệu quả, được nhiều du khách quan tâm. Do đó, diễn đàn hôm nay được tổ chức để sau khi dịch lắng xuống và được kiểm soát ở một số địa phương thì du lịch sẽ được thúc đẩy.

Ngoài ra, qua diễn đàn, ban tổ chức cũng muốn lắng nghe các đề xuất, giải pháp, ý kiến của các doanh nghiệp các đơn vị tổ chức du lịch để tìm ra giải pháp thúc đẩy du lịch nông thôn.

Theo nhóm PV/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/xuc-tien-quang-ba-san-pham-du-lich-nong-thon-thong-qua-chuyen-doi-so-d304074.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập189
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm186
  • Hôm nay43,115
  • Tháng hiện tại805,610
  • Tổng lượt truy cập88,160,680
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây