Học tập đạo đức HCM

Hạt dẻ Trùng Khánh mất mùa

Thứ bảy - 02/10/2021 19:17
Hạt dẻ Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) năm nay mất mùa, sản lượng thấp hơn hẳn mọi năm dù giá trị kinh tế vẫn ổn định.
Những vườn dẻ huyện Trùng Khánh đến vụ thu hoạch. Ảnh: Công Hải.

Những vườn dẻ huyện Trùng Khánh đến vụ thu hoạch. Ảnh: Công Hải.

Cứ vào độ cuối thu, khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm là đến vụ hạt dẻ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đến thời điểm này, quả dẻ sẽ tách vỏ và rơi xuống đất. Người trồng mỗi buổi sáng và chiều chỉ việc ra vườn dùng que gắp dẻ rồi mang về.

Hạt dẻ Trùng Khánh mỗi quả sẽ có từ 1 - 3 hạt, to khoảng như ngón chân cái. Sau khi tách hạt, dùng dao hoặc kéo cắt đầu hạt thành hình chữ thập, rồi đem luộc sơ qua từ 40 - 45 phút. Cuối cùng đem rang qua chảo, khi thấy mùi thơm thoang thoảng là có thể ăn được ngay.

Hạt dẻ Trùng Khánh có vị ngọt, bùi, rất riêng biệt, hấp dẫn bất cứ ai lần đầu thưởng thức. Khác biệt so với các loại dẻ ở các địa phương khác trong nước hay hạt dẻ Trung Quốc.

Năm nay, theo đánh giá của nhiều chủ vườn thì do thời tiết thất thường, nhất là thời điểm ra hoa, kết quả nên hạt dẻ mất mùa, sản lượng chỉ bằng hơn nửa năm 2020.

Người dân Thị trấn Trùng Khánh đi nhặt hạt dẻ. Ảnh: Công Hải.

Người dân Thị trấn Trùng Khánh đi nhặt hạt dẻ. Ảnh: Công Hải.

Gia đình ông Hoàng Văn Đồng, Tổ 8, Thị trấn Trùng Khánh chia sẻ: "Gia đình tôi trồng dẻ từ năm 1997 với gần 200 cây. Lúc đó trồng không theo đúng kỹ thuật, khoảng cách qúa dày nên cây chậm phát triển. Sau vài năm, tôi chặt tỉa dần để tạo khoảng cách cho cây phát triển tán tốt, cho quả nhiều hơn.

Hiện nay, vườn dẻ của gia đình còn hơn 70 cây, vừa trồng mới thêm hơn 20 cây. Có năm sai quả nhất thu được gần 3 tấn dẻ, thu hơn 200 triệu đồng. Năm nay mất mùa, chắc chỉ thu được hơn 5 tạ, bằng một nửa so với năm ngoái".

Vườn dẻ rộng 7.000 m2 của ông Hoàng Văn Chất, xóm Bản Đà, Thị trấn Trùng Khánh được trồng từ năm 2004, là một trong những vườn dẻ trồng đầu tiên ở huyện.

Ông Chất bộc bạch: Thời điểm này năm ngoái, mỗi ngày thu được trung bình 40 - 60 kg hạt. Nhưng năm nay mất mùa, đi nhặt cả sáng mới được hơn 20 kg, không đủ cung cấp theo đặt hàng của khách. Với giá bán khoảng 120 nghìn đồng/kg, dẻ của gia đình ông chỉ mang gửi cho khách theo đặt hàng chứ không cần mang ra chợ bán đã hết.

Hạt dẻ nhặt về được tách hạt sau đó đem luộc qua rồi rang chín. Ảnh: Công Hải.

Hạt dẻ nhặt về được tách hạt sau đó đem luộc qua rồi rang chín. Ảnh: Công Hải.

Anh Nông Văn Mạnh, phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng tâm sự: Hạt dẻ Trùng Khánh là đặc sản nhưng năm nào cũng vậy dù đặt mua từ sớm vẫn không lấy được nhiều. Năm nay anh phải nhờ người quen ở huyện Trùng Khánh vào tận vườn đặt mua từ sớm để có chục kg gửi cho bạn bè dưới Hà Nội thưởng thức.

Đến nay, toàn huyện Trùng Khánh có gần 300 ha trồng dẻ, sản lượng dẻ mỗi năm khoảng 130 - 160 tấn, tập trung tại các xã nằm trong vùng được cấp chỉ dẫn địa lí như Khâm Thành, Phong Châu, Chí Viễn, thị trấn Trùng Khánh… Mấy năm gần đây, huyện Trùng Khánh hỗ trợ cấp phát hơn 10.000 cây giống, trồng mới hơn 100 ha dẻ. Riêng vụ đông xuân năm 2020 - 2021, huyện trồng mới 65 ha dẻ.

Cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Trùng Khánh kiểm tra chất lượng vườn ươm cây dẻ. Ảnh: Công Hải.

Cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Trùng Khánh kiểm tra chất lượng vườn ươm cây dẻ. Ảnh: Công Hải.

Ông Hà Minh Hải, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Trùng Khánh thông tin: Nếu trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, khoảng 4 năm cây dẻ sẽ cho thu hoạch, đến năm thứ 6 - 7 sẽ cho quả nhiều. Cây dẻ có thể cho quả vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Với giá bán hiện nay từ 120 - 140 nghìn đồng/kg, nếu mỗi hộ dân trồng từ vài chục đến hàng trăm cây sẽ cho thu nhập từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, trồng dẻ ngoài chăm sóc đúng kỹ thuật thì còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên sản lượng không ổn định từng năm. Có năm thời tiết thuận lợi quả sai nhưng có năm mưa nhiều quá lại mất mùa. Năm nay, sản lượng dẻ toàn huyện ước chỉ hơn 10 tấn, không đủ phục vụ nhu cầu khách hàng.

Nhằm phát huy thế mạnh và nâng cao giá trị kinh tế của loại cây này, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều giải pháp mở rộng diện tích trồng cây dẻ. Tỉnh xác định từ nay đến năm 2030 sẽ hình thành vùng sản xuất cây dẻ tại huyện Trùng Khánh với quy mô lên tới 1.000 ha.

Nguồn kinh phí thực hiện dự kiến là trên 68 tỷ đồng, được lấy nguồn từ Chương trình Xây dựng nông thôn mới, ngân sách địa phương, vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia, kêu gọi đầu tư.

Hạt dẻ là đặc sản của huyện Trùng Khánh có vị ngọt, bùi rất riêng biệt, hấp dẫn bất cứ ai lần đầu thưởng thức. Ảnh: Công Hải.

Hạt dẻ là đặc sản của huyện Trùng Khánh có vị ngọt, bùi rất riêng biệt, hấp dẫn bất cứ ai lần đầu thưởng thức. Ảnh: Công Hải.

Ông Trịnh Trường Huy, Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh cho biết: Để hoàn thành mục tiêu trồng được 1.000 ha dẻ, huyện hướng đến tập trung ruộng đất, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng dẻ. Xây dựng vườn ươm để chọn cây giống tốt, đảm bảo năng suất vườn ươm; tổ chức đào tạo, tập huấn, phổ biến quy trình sản xuất nông nghiệp VietGAP cho người dân.

Chú trọng việc liên kết giữa người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hình thành chuỗi giá trị hàng nông sản; xây dựng được nhà sơ chế, kho lạnh bảo quản hạt dẻ. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng thương hiệu và khai thác sử dụng có hiệu quả chỉ dẫn địa lý của hạt dẻ Trùng Khánh đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Theo Công Hải/nongnghiep.vn
https://nongsanviet.nongnghiep.vn/hat-de-trung-khanh-mat-mua-d303953.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập247
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm246
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại777,971
  • Tổng lượt truy cập88,133,041
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây