Học tập đạo đức HCM

Vải thiều Lục Ngạn được cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản

Thứ ba - 16/03/2021 19:15
Mới đây, Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản đã chính thức cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với Vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Đây là tin vui đối với người trồng vải để cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
 
 Vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Như vậy, đến thời điểm này vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Trước đó, vải thiều cũng đã bảo hộ thành công nhãn hiệu tại Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia và được tiêu thụ tại nhiều nước trên thế giới. 

Được biết, toàn huyện Lục Ngạn hiện có hơn 15 nghìn ha vải thiều, tập trung tại các xã: Hồng Giang, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn… Trong đó, nhiều diện tích sản xuất theo quy trình GlobalGAP, VietGAP, hữu cơ giúp sản phẩm vừa có mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Sự kiện, Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với Vải thiều Lục Ngạn đã khẳng định chất lượng Vải thiều Lục Ngạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là thị trường "khó tính" như Nhật Bản. Với việc được cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang Nhật Bản và mở rộng tiêu thụ vào các thị trường khác. 

Năm 2020, tỉnh Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khoảng 200 tấn vải thiều. Năm 2021, diện tích sản xuất vải thiều toàn tỉnh đạt khoảng 28 nghìn ha. Trong đó, diện tích vải sớm gần 7 nghìn ha; vải chính vụ hơn 21 nghìn ha.

Đến nay, trà vải sớm của Bắc Giang đang trong giai đoạn nở hoa, tỷ lệ ra hoa ước đạt khoảng 90 - 95%. Trà vải chính vụ đang giai đoạn nụ hoa, tỷ lệ ra hoa ước khoảng 85 - 90%. Thời tiết thuận lợi giúp cây vải thiều sinh trưởng, phát triển tốt, người dân đang tập trung các biện pháp chăm sóc để đậu quả đạt tỷ lệ cao.

Hiện, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Kế hoạch sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với quy mô 30 mã số vùng trồng, diện tích 219,45 ha, tập trung ở 02 huyện là Tân Yên và Lục Ngạn. Trong đó đề nghị Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cấp mới thêm 11 mã số vùng trồng với diện tích 116,45 ha.

Theo Hoàng Văn/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/vai-thieu-luc-ngan-duoc-cap-bang-bao-ho-chi-dan-dia-ly-tai-nhat-ban-post41166.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay26,085
  • Tháng hiện tại64,518
  • Tổng lượt truy cập88,742,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây