Học tập đạo đức HCM

08 cụm công trình khoa học ngành Công Thương đăng ký xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6

Thứ ba - 16/03/2021 04:53
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ là những giải thưởng cao quý, danh giá nhất của Nhà nước tặng cho tác giả/tập thể tác giả các công trình khoa học công nghệ, kỹ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước. Giải thưởng được tổ chức 05 năm/lần. Theo kế hoạch, kết quả xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 08/2021.
Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và tôn vinh tác giả/tập thể tác giả các công trình khoa học và công nghệ tại các đơn vị, Bộ Công Thương tiến hành khảo sát và đánh giá lựa chọn các công trình/ cụm công trình tiêu biểu để đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ. 
Tính đến ngày 05 tháng 01 năm 2021, Bộ Công Thương đã nhận được 08 đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6 của các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp, tập đoàn. 

I. Công trình đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ
1. Cụm công trình nghiên cứu phát triển công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình dầu khí biển siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện Việt Nam".
Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật (Cơ khí, công trình)
Đơn vị đề xuất: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Cụm công trình đã được nghiên cứu, áp dụng sáng tạo để giải quyết những vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam với những điều kiện hiếm gặp trên thế giới gồm: Nâng cấp nền bãi tới tải trọng dàn đều 50 tấn/m2 trong trên nền đất yếu có lớp bùn dày tới 13m; Nghiên cứu tổng hợp các công nghệ thi công: lắp đặt ngoài khơi kiểu float-over, hạ thủy bằng phương pháp kéo trượt, làm đầu bài thiết kế đường trượt cho các công trình từ lên tới 20.000 tấn và hơn nữa, phù hợp với điều kiện địa chất rất yếu và thủy văn phức tạp (có dòng chảy và biên độ thủy triều lớn).
2.  Cụm công trình hệ thống trạm đo Carota tổng hợp xách tay TBM-02 và Bộ quy trình minh giải tài liệu địa vật lý Loginter 2.0.
Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật (Công trình nghiên cứu và phát triển công nghệ địa vật lý thuộc lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí)
Đơn vị đề xuất: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Cụm công trình có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực chế tạo thiết bị địa vật lý, thiết bị điện tử chuyên ngành dầu khí, phần mềm minh giải địa vật lý, công nghệ địa vật lý dầu khí. Đây cũng là thành tựu ban đầu phá bỏ sự lệ thuộc vào nước ngoài của ngành dầu khí, khẳng định được năng lực của đội ngũ lao động kỹ thuật cao. Cụm công trình đã đạt 05 Bằng Sáng chế Độc quyền do Cục SHTT cấp.
3. Cụm công trình nghiên cứu, phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí – condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam
Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật (Khai thác Dầu khí)
Đơn vị đề xuất: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Đây là một cụm công trình tổng kết các kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ hiện đại để phát triển thành công Dự án Biển Đông 1. Dự án với điều kiện nước sâu (118 – 145 m nước), xa bờ, nằm trong khu vực dị thường áp suất rất lớn, có hệ thống dầu khí đặc biệt phức tạp của bể Nam Côn Sơn và là dự án đầu tiên của Việt Nam và khu vực có điều kiện áp suất cao (850 atm - 12.500 psia), nhiệt độ cao (190oC) được đưa vào phát triển. Đây cũng là dự án có quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam (tổng khối lượng kết cấu lên tới hơn 70 nghìn tấn). 
II. Công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ
1. Cụm công trình khoa học và công nghệ về các kết quả nghiên cứu đối với các hệ thống dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ phế phụ phẩm nông nghiệp góp phần xử lý môi trường và phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch, bền vững.
Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật/Cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, môi trường
Đơn vị đề xuất: Viện Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp
Cụm công trình chủ trì 12 nhiệm vụ đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, trong đó: 11/12 đạt xuất sắc; 1/12 khá; 08/12 đã được chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Cụm công trình được cấp 05 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.
2. Cụm công trình nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ trong thu gom, xử lý và sử dụng khí đồng hành ở các mỏ của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ lân cận (phần ngoài khơi). 
Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật (thu gom, xử lý và sử dụng khí đồng hành ở ngoài khơi)
Đơn vị đề xuất: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Cụm công trình đã xây dựng phương pháp điều khiển cấu trúc dạng dòng chảy thông qua các thiết bị tách khí sơ bộ UPOG, cho phép vận chuyển dầu bão hòa khí. Khí tách ra trên giàn nhẹ đủ áp lực để thu gom và vận chuyển vào bờ. Các kết quả nghiên cứu đã bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú thêm công nghệ vận chuyển khí trên thế giới. Đồng thời những điểm mới, phương pháp luận khoa học được sáng tạo và phát triển có thể áp dụng để thu gom, xử lý và vận chuyển khí đồng hành cho tất cả các mỏ dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam.
3. Dự án KHCN “Nghiên cứu thiết kế cơ sở, chi tiết, công nghệ chế tạo, tích hợp giàn khoan tự nâng 400ft phù hợp với điều kiện Việt Nam và nghiên cứu phát triển, hoán cải giàn khoan dầu khí di động phục vụ phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng”
Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật (Cơ khí, công trình)
Đơn vị đề xuất: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Dự án đã được các tổ chức kiểm định độc lập quốc tế kiểm tra, chấp nhận là một bước đột phá quan trọng về KHCN mang tính độc đáo và sáng tạo của đội ngũ cán bộ, kỹ sư Việt Nam khi lần đầu tiên ở Việt Nam thực hiện tính toán thiết kế cơ sở giàn khoan tự nâng (TKCS GKTN) 400ft, áp dụng thành công vào Dự án nâng cấp, cải hoán kéo dài chân GKTN Tam Đảo 02 từ 300ft lên 400 ft đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Ngoài ra, dự án đã xây dựng tính toán hoàn chỉnh bộ hồ sơ về TKCS, TKCT, công nghệ thi công các nhà giàn tự nâng cố định tại vùng biển có nền san hô DK1, nhà giàn này về cơ bản đã khắc phục được các tồn tại của nhà giàn cố định móng cọc trên nền san hô thế hệ mới hiện tại.
4. Các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ tối ưu hóa quá trình sản xuất của nhà máy lọc dầu dung quất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của BSR
Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật (Lọc hóa dầu)
Đơn vị đề xuất: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Cụm công trình đã giải quyết được bài toán về chất lượng và sản lượng của nguyên liệu dầu thô, linh động trong việc lựa chọn dầu thô cho nhà máy. Thử nghiệm và thương mại hóa thành công sản phẩm MFO không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm mang thương hiệu BSR, tiền đề để phát triển các sản phẩm mới của BSR trong tương lai. Ngoài ra, cụm công trình đã đã giải quyết triệt để các điểm còn tồn đọng về kỹ thuật trong quá trình vận hành, tiết giảm chi phí bảo dưỡng sửa chữa,...hoàn thiện thiết kế, tối ưu công nghệ, nâng cao độ tin cậy vận hành .
5. Nghiên cứu, thiết kế công nghệ chế tạo và ứng dụng vật liệu xúc tác dị thể và vật liệu nano trong lĩnh vực lọc dầu sinh học, tiết kiệm năng lượng hóa thạch và sản xuất năng lượng mới, vì sự phát triển bền vững. 
Lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật.
Đơn vị đề xuất: Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu - Bộ Công Thương
Cụm công trình đã sáng tạo, phát triển và làm chủ nhiều công nghệ đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, tạo ra hàng loạt sản phẩm mới, tiến tiến (10 quy trình tổng quát với 20 quy trình thành phần; tạo ra 21 dòng sản phẩm mới). Các kết quả đã được ứng dụng thử nghiệm công nghệ và thương mại hóa thử nghiệm thành công nhiều sản phẩm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường. Cụm công trình đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp 10 bằng độc quyền sở hữu trí tuệ (4 Bằng độc quyền Sáng chế và 6 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích).
Các tổ chức, cá nhân có ý kiến đối với các công trình đăng ký xét Giải thưởng HCM và Giải thưởng NN về KHCN đề nghi liên hệ ông Phạm Trường Sơn, Vụ KHCN, Bộ Công Thương. Email sonpt@moit.gov.vn. Đt: 024.22202310.
 
Theo Vụ Khoa học và Công nghệ/Bộ Công thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại321,999
  • Tổng lượt truy cập92,699,663
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây