Học tập đạo đức HCM

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chuyển hướng "thuận thiên" đã đúng hướng, hiệu quả

Thứ ba - 16/03/2021 04:12
Sáng 13/3, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 120, nhận diện những khó khăn, thách thức, đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trình bày tham luận tại Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (Ảnh:chinhphu.vn)

Tham dự hội nghị còn có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Bí thư Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái; Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL; các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình khẳng định: “Nghị quyết 120 của Chính phủ đã mở đường cho ĐBSCL cất cánh, phát triển thịnh vượng, bền vững”. Phó Thủ tướng đánh giá cao việc ban hành Nghị quyết số 120 đã đánh dấu bước đột phá lớn trong tư duy, định hình chiến lược phát triển vì tương lai thịnh vượng, bền vững của ĐBSCL theo hướng tổng thể, tích hợp phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng cường kết nối phát triển giữa các địa phương trong vùng, bảo đảm tính liên vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm thông qua cơ chế điều phối thống nhất.

Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (Ảnh:chinhphu.vn)

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, với sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong kiến tạo thúc đẩy, sự tích cực tham gia của doanh nghiệp cùng nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của người dân vùng ĐBSCL và sự hỗ trợ hiệu quả của các đối tác quốc tế, đã đạt được những kết quả rất tích cực, thiết lập những nền tảng quan trọng cho ĐBSCL tiếp tục phát triển thịnh vượng, cất cánh trong thời gian tới.

Nghị quyết 120 đã góp phần thu hút các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, tăng cường liên kết 4 nhà, nâng cao chuỗi giá trị, tạo chỗ đứng cho các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới, gỡ nút thắt về chính sách đất đai tạo cơ chế thông thoáng thu hút đầu tư. Đồng thời chuyển đổi sản xuất, kinh doanh phù hợp dựa trên các lợi thế tự nhiên. Thực hiện Nghị quyết, trong 3 năm qua, diện tích canh tác 3 vụ lúa được cắt giảm. Nhiều mô hình canh tác ở vùng nước lợ, mặn, nhiều giống lúa chịu mặn được thử nghiệm cho kết quả khích lệ.

Cụ thể, trước Nghị quyết 120, trong 3,2 triệu ha đất nông nghiệp của vùng, có 1,82 triệu ha đất lúa, 860 nghìn ha thủy sản, 385 nghìn ha cây ăn trái. Sau Nghị quyết, diện tích trồng cây ăn trái tăng lên 450 nghìn ha, thủy sản đã lên hơn 900 nghìn ha, diện tích lúa giảm còn 1,7 triệu ha, diện tích lúa 3 vụ cũng giảm. Nếu năm 2016, xuất khẩu nông sản của toàn vùng đạt 7 tỷ USD, năm 2020 đã là 8,8 tỷ USD. Việc chuyển đổi theo hướng thuận thiên đã giúp cho ĐBSCL có mức tăng trưởng ấn tượng. Tăng trưởng GDP luôn ở mức cao, đặc biệt năm 2018 đạt 7,8% (cao hơn mức tăng trưởng bình quân 7,08% của cả nước); 6 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng GDP của vùng đạt mức ấn tượng là 7,9% cao nhất trong 4 năm.

Sau khi lắng nghe 13 ý kiến tham luận, kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các đại biểu đã nêu nhiều ý kiến đầy trách nhiệm, tâm huyết, sâu sắc vì sự phát triển của vùng đất “Chín rồng” và đưa ra quan điểm chiến lược tiếp cận mới đối với sự phát triển vùng ĐBSCL với 8 nội dung có các từ khóa đều bắt đầu bằng chữ G (Giao; giáo dục; giang; gắn; giàu; giỏi; già và giới). Đây là những quan điểm chưa được nêu trong Nghị quyết 120 và sẽ được bổ sung vào Nghị quyết.

Trong tham luận của mình, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã làm nổi bật tinh thần của Nghị quyết 120, đó là “đối mặt với thực tế, chỉ rõ những bất cập nội tại của vùng ĐBSCL. Từ đó, tìm các giải pháp, có chương trình hành động cụ thể để thích ứng, phát triển bền vững”. Bộ trưởng nhấn mạnh, trước hết, phát triển ĐBSCL phải dựa trên tình hình tài nguyên nước, để tổ chức lại sản xuất, tổ chức dân sinh theo cách "thuận thiên", thích nghi với từng điều kiện sinh thái ngọt, mặn, lợ.

Theo đó, bố trí lại nhiệm vụ sản xuất của toàn vùng, xoay trục kinh tế theo hướng: Thủy sản - Lúa gạo - Trái cây. Trước Nghị quyết 120, diện tích lúa gạo được quy hoạch toàn vùng lên tới gần 1,81 triệu ha. Nhưng hiện đã giảm xuống còn hơn 1,7 triệu ha, tăng diện tích trái cây, thủy sản.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tự đặt câu hỏi: “Vậy việc chuyển đổi đó có hiệu quả không?"; và trả lời bằng dẫn chứng giá trị xuất khẩu tôm, cá tra, trái cây của Việt Nam liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây, đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành.

Về thủy lợi, Bộ đã triển khai song song giữa giải pháp cứng và giải pháp mềm. Giải pháp mềm là chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Giải pháp cứng là đầu tư các công trình, trong đó có 7 công trình trọng điểm tại ĐBSCL, rút ngắn thời gian đầu tư, sớm phát huy hiệu quả. 

Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 120 trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ những thách thức, tồn tại phải vượt qua như là, tình trạng khô kiệt trong đất ngày càng nghiêm trọng, gây sụt lún, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, nước biển lấn sâu vào nội đồng. Tình hình nguồn nước thượng nguồn suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến khô hạn gia tăng, thiếu nước ngọt cho sản xuất và dân sinh…

Theo NLA (Tổng hợp)/Bộ Nông nghiệp&PTNT

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại61,682
  • Tổng lượt truy cập88,740,016
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây