Sinh ra và lớn lên tại vùng đất thủ phủ cà phê của Gia Lai, nhưng chàng kỹ sư Võ Hoàn Hảo không có hướng đi giống bố mẹ. Ngay từ nhỏ, Hảo đã có niềm đam mê với rau, quả đặc biệt là dâu tây. Nên khi được sự hậu thuẫn từ bố mẹ, anh đã mạnh dạn đầu tư thời gian và tiền bạc thử nghiệm trồng các loại dâu tây.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Võ Hoàn Hảo bộc bạch: "Năm 2018, sau khi ra trường mình bắt đầu sưu tầm các loại dâu tây. Trong 1 năm, mình thử nghiệm đến 9 loại nào là dâu Mỹ đá, Nhật lùn, Nhật cao, Dâu tây New Zealand, dâu trắng, dâu Nhật ngọt…Mỗi loại dâu đều có một mặt ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên đối với giống dâu Nhật ngọt mình thấy phù hợp để phát triển nhất. Bởi lẽ, giống dâu này rất ngọt dù được trồng trên vùng đất nắng nóng, sức chịu hạn cao. Bên cạnh đó, loại dâu này rất hiếm tại Gia Lai vì vậy nên sau 1,5 năm nghiên cứu, thử nghiệm mình quyết định lựa chọn phát triển giống dâu tây Nhật ngọt".
Nói là làm, năm 2018 diện tích của anh Hảo chỉ mấy m2 thì đến năm 2020 đã tăng lên 1,1ha. Hiện mỗi ngày anh thu hoạch từ 40-50kg dâu tây Nhật ngọt với giá thành 200.000 đồng/kg. Đây là vụ mùa thứ 2 anh thu hoạch, theo dự tính thu xong vụ năm nay thì anh sẽ có lãi sau khi trừ đi 1,6 tỷ đồng số vốn đầu tư ban đầu.
Như vậy trung bình 1 vụ/năm vườn dâu 1,1ha của anh sẽ cho thu về 1 tỷ đồng bao gồm tiền bán quả dâu và giống cây dâu.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng dâu Nhật ngọt, anh Hảo phân tích: "Khí hậu ở Gia Lai hơi khác với Đà Lạt nên khi trồng mình cần tôn luống bằng ván gỗ. Bởi lẽ, đất của mình là đất đỏ bazan, kết cấu rời nên rất dễ sụp. Khi đôn luống như này thì sẽ chắc chắn hơn, cộng với việc phủ rơm để giữ ẩm và kê trái lên tránh cho việc trái chạm xuống đất sẽ dễ bị nấm mốc, thối và trái sẽ sạch sẽ hơn. Kỹ thuật trồng dâu ở Gia Lai cũng hơi khác so với Đà Lạt vì nắng nóng nên mình cần chú ý. Hoa ra nhiều phụ thuộc vào nền đất hữu cơ. Như bản thân vườn nhà, mình sử dụng vỏ trấu cà phê ủ hoai, phân bò và nguồn phân trùn quế. Lượng phân hữu cơ khi đổ xuống 1ha dâu so với 1ha cà phê là phải gấp 5-7 lần, nên hàm lượng hữu cơ trong đất rất cao để đảm bảo cho cây khỏe, sinh trưởng tốt.Ngoài ra mình có ứng dụng một số kỹ thuật công nghệ cao trong nông nghiệp như nhà lồng, điều tiết nhiệt độ, độ ẩm".
Hiện tại, mỗi ngày anh Hảo xuất bán từ 40-50kg dâu tây Nhật ngọt với giá thành 200.000 đồng/kg. Phần lớn khách hàng của mình là những cửa hàng rau sạch ở TP.Pleiku (Gia Lai), Quy Nhơn, Đà Nẵng và Đăk Lăk.
Mình cũng rất thích ăn dâu tây, tuy nhiên nhiều vườn dâu ở Gia Lai khá chua. Riêng khi thử dâu tại vườn dâu của Hảo mình khá hào lòng. Đặc biệt là dâu ở ngoài trời, tuy quả có xấu nhưng rất ngọt. Ngoài ra, khi đến vườn khách hàng được tự do hái dâu trong vườn chứ không phải là chủ mới được hái", chị Nguyễn Thùy Dung (trú tại huyện Đăk Đoa) một khách hàng chia sẻ.
"Hiện tại thời tiết ở Gia Lai khá phù hợp để phát triển dâu tây, tức là khi nhiệt độ lên đến 34,35 độ thì cây vẫn sống và phát triển tốt. Khi lên giàn thì chi phí rất là cao, hiện tại mình mới lên giàn vườn 800m2 ở TP.Pleiku và Đăk Đoa. Những khu vực này, giá trị đất cao và khu đông dân cư. Còn ở đây là vùng nông thôn nên diện tích đất rộng, rẻ thì mình nên canh tác dưới đất để giảm chi phí đầu tư. Khi lên giàn thì số lượng cây trồng sẽ cao được gấp rưỡi, năng suất sẽ cao hơn dưới đất rất nhiều. Nhưng ngược lại chi phí đầu tư phải cao lên đến gấp 5-7 lần. Như vậy bài toán về kinh tế ở đây muốn trồng dâu tây phát triển lâu dài và ổn định thì dưới đất vẫn hơn", anh Hảo phân bua.
Cũng theo chàng kỹ sư trẻ, thời gian sắp tới anh sẽ phát triển diện tích trồng dâu tây Nhật ngọt. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng và phát triển thương hiệu, để dâu tây ở Gia Lai sẽ không thua kém gì Đà Lạt (Lâm Đồng).
Theo Trần Hiền/danviet.vn
https://etime.danviet.vn/trong-loai-dau-hiem-tren-dat-nong-chang-trai-8x-thu-tien-ty-moi-nam-20210312154557854.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;