Học tập đạo đức HCM

Phú Thọ: Nhà nào có cây sống nhờ trên "cây có ma", chỉ ngồi chơi, chờ đến mua cũng thu về hàng trăm triệu

Thứ hai - 15/03/2021 20:01
Các cụ xưa có câu "cây gạo có ma, cây đa có thần", nhưng ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ lại trồng cơ man là cây gạo. Nếu nhà nào sở hữu cây gạo có tầm gửi cây gạo, chỉ ngồi chơi, chờ đến mùa, cũng có thể thu về hàng trăm triệu đồng.

Đến xã Hiền Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ những ngày này, đâu đâu cũng thấy màu đỏ rực của hoa gạo. Cho đến tận bây giờ, người dân nơi đây cũng không rõ vì sao ở đây lại có nhiều cây gạo và nhiều tầm gửi cây gạo đến thế.

Phú Thọ: Lấy tầm gửi trên "cây có ma" có giá cả triệu đồng/kg, người dân nơi này khấm khá - Ảnh 1.

Tầm gửi cây gạo đã đem lại thu nhập cao cho nhiều gia đình ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Cây gạo mọc khắp nơi, dọc 2 bên đường, ngoài cánh đồng, ven sông hay ngoài bãi. Đặc biệt, những cây gạo ở đây còn có lượng tầm gửi sinh sống đến không tưởng. Nhờ tầm gửi cây gạo này, mỗi gia đình sở hữu nó có thể thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Đứng bên gốc cây gạo, ngước nhìn con cháu đang hái tầm gửi cây gạo, cụ Nguyễn Văn Chung (91 tuổi, trú tại khu 1, xã Hiền Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) cho biết, nhờ cây gạo này mà gia đình cụ xây được nhà khang trang, mua sắm vật dụng đắt tiền và con cháu ăn học đầy đủ.

"Gia đình tôi có hơn trăm cây gạo, hơn chục cây lâu năm, có những cây 60 – 70 tuổi. Những cây trên 10 năm thì nhiều lắm. Trồng cây này không phải chăm bón, thuốc thang gì, nhưng mỗi năm gia đình tôi cũng thu về từ 100 – 300 triệu đồng", cụ Chung chia sẻ.

Phú Thọ: Lấy tầm gửi trên "cây có ma" có giá cả triệu đồng/kg, người dân nơi này khấm khá - Ảnh 2.

Do thu nhập cao, người dân ở Hiền Quan đã bắt đầu trồng cây gạo để lấy tầm gửi

Trước việc tầm gửi có giá, nhiều người đã thử cấy ghép bằng cách đem cành tầm gửi ở cây gạo này sang ghép vào thân cây gạo khác. Tuy nhiên, chỉ 2, 3 hôm sau thì những cành tầm gửi này héo dần và chết.

"Tầm gửi cây gạo không thể cấy ghép được, việc cây gạo có tầm gửi hay không đều là do "ý trời" và nhờ những con chim nhả hạt tầm gửi vào cây gạo, hạt bật mầm bén rễ, bám vào thân cây gạo mà phát triển", cụ Chung cho biết.

Trước đây, người dân chỉ thu hoạch tầm gửi vào đúng một ngày là ngày 5/5 âm lịch. Nhưng nay, chỉ cần thấy có tầm gửi là người dân thu hoạch để bán tươi ngay tại gốc hoặc là đem về phơi khô. 

Hiện nay, giá tầm gửi tươi bán ngay tại gốc là 500.000 đồng/kg, còn tầm gửi phơi khô sẽ bán được với giá từ 1 – 1,2 triệu đồng/kg.

Phú Thọ: Lấy tầm gửi trên "cây có ma" có giá cả triệu đồng/kg, người dân nơi này khấm khá - Ảnh 3.

Không hiểu sao, cây gạo ở Hiền Quan lại nhiều cây tầm gửi một cách bất ngờ

"Do tiếng lành đồn xa, lại muốn mua được tầm gửi "xịn Hiền Quan", nhiều người từ khắp nơi đổ về mua ngay tại gốc gạo. Trong đó, ngày 5/5 (âm lịch) là ngày nhộn nhịp nhất vì theo quan niệm đây được gọi là "ngày hái thuốc" ở Hiền Quan", ông Chu Văn Vượng (trú tại khu 2, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ.

Cũng theo ông Vượng, tầm gửi cây gạo là cây cho thu nhập chính cho bà con nơi đây vì cả giá thành và cho thu nhập đều cao hơn nhiều lần cây lúa và cây ăn quả khác. Hiện nay, ở xã Hiền Quan có tới vài chục cây gạo cho tầm gửi, từ vài chục cân đến hàng tạ/năm, trong đó tập trung nhiều ở khu 1 và khu 2.

Nhà ông Vượng cũng có cây gạo to, thân mọc dày tầm gửi. Mỗi năm, chỉ riêng cây gạo này cũng cho nhà ông thu về trên trăm triệu đồng.

Phú Thọ: Lấy tầm gửi trên "cây có ma" có giá cả triệu đồng/kg, người dân nơi này khấm khá - Ảnh 4.

Tầm gửi cây gạo được xem là "lộc trời", bởi lẽ chưa ai cấy ghép thành công

"Ngay cả ở Hiền Quan, không phải cây gạo nào cũng có tầm gửi, bởi có cây mấy người ôm, lá sum sê lại không có, nhưng có cây chỉ bằng cổ chân người lớn nhưng tầm gửi đã vấn vít quanh cây. Chẳng thế mà nhà nào sở hữu được cây gạo có tầm gửi thì chẳng khác nào cây đẻ ra "nồi cơm hũ gạo" cả", bà Nguyệt Phượng (khu 8, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) cho biết.

Theo bà Nguyệt Phượng, thu hoạch tầm gửi cây gạo cũng đòi hỏi có kỹ thuật và kinh nghiệm cao, chỉ cắt những cành có chiều dài ít nhất 50cm, để lại những cành ngắn để gối vụ. 

Bên cạnh đó, phải dùng tay bứt tầm gửi để giữ tầm gửi được tươi, không nên dùng dao, kéo để cắt. Người dân phải thu hoạch tầm gửi cây gạo đúng kỳ, nếu để lâu ngày, tầm gửi ăn chết cả cây gạo thì mất cả chì lẫn chài.

Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau: Tầm gửi cây chanh, tầm gửi cây dẻ, tầm gửi cây xoan, tầm gửi cây na, tầm gửi cây gạo...

Theo GS.TS Phạm Xuân Sinh, cây tầm cây gạo có tác dụng tốt để điều trị dạ dày tiêu hóa, viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng, thải độc gan và tốt cho phụ nữ sau sinh.

Theo Hà Hùng/danviet.vn
https://danviet.vn/phu-tho-nha-nao-co-cay-song-nho-tren-cay-co-ma-chi-ngoi-choi-cho-den-mua-cung-thu-ve-hang-tram-trieu-20210315115811138.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay26,677
  • Tháng hiện tại328,246
  • Tổng lượt truy cập92,705,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây