Học tập đạo đức HCM

"Vua tiêu" Phúc Sinh đầu tư hàng chục tỷ đồng làm điều này, khiến dân nghiện cà phê "sững sờ"

Thứ hai - 10/05/2021 08:04
Với tham vọng chiếm thị phần nhiều hơn trong thị trường nông sản và hàng tiêu dùng tại Việt Nam, "vua tiêu" Phúc Sinh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho chuyển đổi số. Là nhà xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất nhì Việt nam, nhưng Phúc Sinh lại gây bất ngờ khi bán cà phê xanh, sản xuất cà phê phin giấy.

"Vua tiêu" Phúc Sinh chuyển đổi số, thu lợi nhuận trong "bão dịch" Covid-19

Từ năm 2006 đến những năm gần đây, Phúc Sinh Group là đơn vị đứng số 1 Việt Nam về xuất khẩu tiêu với 8% thị phần toàn cầu. Không chỉ vậy, "vua tiêu" Phúc Sinh cũng nằm trong top 8 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam. 

Bắt đầu thực hiện chuyển đổi số từ cách đây hơn 10 năm, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh - "đại gia" xuất khẩu hồ tiêu số 1 Việt Nam cho biết, quá trình này đã giúp "vua tiêu" tối ưu được nhiều hoạt động, đem lại năng suất cao.

"Vua tiêu" Phúc Sinh đầu tư hàng chục tỷ đồng làm điều này, khiến dân nghiện cà phê "sững sờ" - Ảnh 1.

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh - "đại gia" xuất khẩu hồ tiêu số 1 Việt Nam với phát ngôn nổi tiếng.

Ví dụ nhờ ứng dụng các phần mềm hiện đại vào quản lý, kế toán từ 20 người rút xuống còn 4, công việc vẫn đảm bảo đúng kế hoạch, ít phải làm thêm giờ.

Đặc biệt, việc áp dụng app bán hàng trực tuyến đã giúp công ty không chỉ duy trì mà còn nâng cao doanh số lên gấp 2-3 lần trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp.

"Dịch bệnh Covid – 19 gây ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhưng trong khó khăn chúng tôi đã có những sáng tạo không giới hạn. Điển hình là việc đẩy nhanh xây dựng phần mềm bán hàng trực tuyến, ra mắt cà phê phin giấy, trước đó là tiêu sấy lạnh..." – ông Thông cho biết.

Nói về sản phẩm cà phê phin giấy khiến nhiều người ngạc nhiên, ông Thông kể: "Cà phê pha phin thì đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, thành thức uống phổ biến hàng ngày. Nhưng khi chúng tôi giới thiệu với khách hàng nước ngoài, nhất là khách hàng châu Âu, chúng tôi đã nghĩ tại sao không phải là phin giấy, tiện lợi hơn?

Và chúng tôi đã làm cho họ bất ngờ khi chỉ sau 30 giây, đã có 1 li cà phê như pha phin. Sau đó các đơn hàng gửi đến chúng tôi tới tấp, đặt mua cả container cà phê phin giấy. Chúng tôi tiếp tục mang cà phê phin giấy về nước. Và nhiều người vô cùng bất ngờ vì sự tiện dụng của nó".

Nói về việc sản xuất kinh doanh giữa thời dịch Covid-19, ông Thông cho rằng ảnh hưởng của "đại dịch" này tới các doanh nghiệp đã quá rõ ràng. 

"Nhưng Covid-19 đã làm chúng tôi phải nghĩ một cách sáng tạo hơn. Thay vì chăm chăm xuất khẩu, chúng tôi quay lại thị trường nội địa, tìm những giải pháp thuyết phục người tiêu dùng nội địa bỏ tiền ra mua sản phẩm của Phúc Sinh.

Khách hàng chỉ cần vào website của chúng tôi để đặt hàng. Để tạo thuận lợi cho khách hàng, chúng tôi đã triển khai xây dựng phần mềm mua hàng trực tuyến. Khách hàng chỉ cần tải app về, thêm vài thao thác là có hàng Phúc Sinh giao tận nơi" - ông Thông nói. 

"Vua tiêu" Phúc Sinh đầu tư hàng chục tỷ đồng làm điều này, khiến dân nghiện cà phê "sững sờ" - Ảnh 3.

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh - nhà xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu Việt Nam tại lễ ra mắt một số sản phẩm mới.

"Vua tiêu" Phúc Sinh đầu tư hàng chục tỷ đồng làm điều này, khiến dân nghiện cà phê "sững sờ" - Ảnh 4.

Ông chủ Phúc Sinh Group bên đội ngũ nhân viên trong ngày ra mắt app mua sắm trực tuyến.

"Nếu thay đổi tư duy, cải tiến về quản lý, nhận thức sẽ tìm ra hướng đi cho thị trường nội địa. Câu hỏi làm thế nào để người tiêu dùng nội địa được mua sản phẩm chất lượng như hàng xuất khẩu, đã thôi thúc chúng tôi áp dụng những tiến bộ về công nghệ, nghĩ ra những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước" – "vua tiêu" chia sẻ.

Các nước họ không trồng tiêu nên mình đầu tư phát triển ngành tiêu. Tiêu sấy lạnh chúng tôi đang làm là mặt hàng sáng tạo duy nhất trên thế giới. 1 tấn tiêu thường được bán với giá khoảng hơn 3.000 USD thì tiêu sấy lạnh khoảng 16.000 - 18.000 USD/tấn.

"Đại gia" xuất khẩu hồ tiêu cũng xác định, 2021 là năm đầy khó khăn. Mọi khó khăn của những giai đoạn trước bóp chặt dần. 

"Sau đại dịch Covid-19, như mọi người thấy đấy, khó khăn hiển hiện trong từng hoạt động thường nhật nhất. Tuy nhiên, người Việt Nam mình là thế. Càng khó khăn thì càng sáng tạo. Mục tiêu kế hoạch cho năm 2021 của chúng tôi là làm tốt từ khâu sản phẩm đến truyền thông. Hiện giờ tỷ trọng thị trường nội địa chưa cao nhưng sắp tới chúng tôi cũng sẽ tăng lên.

Chúng tôi đưa hàng hoá lên mạng bán qua app, website, song đó đó vẫn phát triển thị trường xuất khẩu.

Trước đó, Phúc Sinh là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam ra mắt sản phẩm tiêu sấy lạnh, nước sốt tiêu K pepper, mở cửa hàng bán cà phê nhân xanh. Ông Thông tiết lộ, Phúc Sinh Group đã đầu tư 50 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học ứng dụng vào sản xuất sản phẩm này, trên nền tảng công nghệ sấy lạnh tiêu trắng mà Phúc Sinh đã thành công ở thị trường xuất khẩu.

"Vua tiêu" Phúc Sinh đầu tư hàng chục tỷ đồng làm điều này, khiến dân nghiện cà phê "sững sờ" - Ảnh 6.

Đầu tư công nghệ mười mấy năm, đến nay có thêm app bán hàng, chúng tôi rất vui. Giả sử không có đại dịch, kết quả kinh doanh vẫn bứt phá thì chưa chắc chúng tôi đã đẩy nhanh app bán hàng.

Theo Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, điều đó chứng tỏ rằng, làm nông nghiệp bây giờ không phải là "chân lấm tay bùn" như xưa nữa. Đó là sáng tạo, áp dụng công nghệ 4.0 hay chuyển đổi số, để đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển lên tầm cao mới.

"Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng toàn cầu, không ai có thể đi ngược lại được. Do đó, chúng ta phải làm tốt hơn nữa vì vốn đã xuất phát chậm hơn so với thế giới. Để làm được điều đó, cần có sự đầu tư nhiều hơn về công nghệ, phần mềm để có thể tăng hiệu quả quản lý, sản xuất trong tương lai", ông Phan Minh Thông nhấn mạnh.

Theo Thiên Hương/danviet.vn
https://danviet.vn/vua-tieu-phuc-sinh-dau-tu-hang-chuc-ty-dong-lam-dieu-nay-khien-dan-nghien-ca-phe-sung-so-20210510171046667.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay13,356
  • Tháng hiện tại348,097
  • Tổng lượt truy cập92,725,761
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây