Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới: Nỗ lực thực hiện tiêu chí riêng có

Thứ bảy - 30/05/2020 22:33
Ở giai đoạn này, Quảng Ninh đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) theo bộ 20 tiêu chí, 53 chỉ tiêu. Trong đó, các địa phương đã tập trung vào thực hiện tiêu chí số 20 về xã NTM kiểu mẫu, khu dân cư (thôn) NTM kiểu mẫu, vườn mẫu NTM. Đây là tiêu chí mới, bổ sung riêng có của Quảng Ninh.


Tuyến đường thôn Sán Xế Đông, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên khang trang.

Thực hiện tiêu chí số 20 hay bất cứ tiêu chí nào khác, tỉnh luôn chú trọng phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM trên cơ sở nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, không làm thay.

Tỉnh tiếp tục huy động nhân dân tham gia xây dựng các xã NTM kiểu mẫu, khu dân cư (thôn) NTM kiểu mẫu, vườn mẫu NTM.

Tìm hiểu thực tế tại thôn Sán Xế Đông, là một trong những thôn được lựa chọn để xây dựng thôn NTM kiểu mẫu của xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên.

Đến đây, chúng tôi nhận thấy những đổi thay với hình ảnh của một vùng nông thôn kiểu mới đang dần hình thành. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Những mái nhà kiên cố xóa đi ký ức nghèo nàn. Người dân thôn hăng hái tham gia xây dựng thôn kiểu mẫu, vườn mẫu, hộ gia đình kiểu mẫu.


Khu vườn mẫu của gia đình anh Hoàng Văn Điện, thôn 4, xã Quảng Chính cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Sán Xế Đông, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên cho biết: Thôn đang quyết tâm trở thành thôn NTM kiểu mẫu trong năm nay. Do đó, thôn đang tích cực huy động người dân tham gia xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Để huy động được người dân, việc công khai, minh bạch, dân chủ để người dân được biết, được bàn và được làm luôn được thôn đặt lên hàng đầu. Qua đó, các phần việc triển khai đều nhận được sự đồng tình, nhất trí, ủng hộ của nhân dân. Như việc xây dựng các tuyến đường mẫu, mỗi hộ dân trong thôn đã tự nguyện đóng góp để trồng cây, vẽ tranh, xây dựng 3 tuyến đường kiểu mẫu. Đồng thời, tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường từ nhà ra ngõ, tham gia vệ sinh tuyến đường, ngõ xóm, tổ dân 2 lần/tháng, thu gom rác thải đảm bảo môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.

Một trong những chỉ tiêu then chốt trong tiêu chí số 20 đó là xây dựng vườn mẫu. Đến các xã của tỉnh hôm nay, chắc chắn, người ta không khỏi ngỡ ngàng bởi màu xanh mướt mắt của những nhà vườn nối liền nhau. Từ chính mảnh đất quê hương trù phú, hoa trái bốn mùa trĩu quả, cây cối xanh tươi đã giúp cho bà con có mức thu nhập rất ổn định.


Vườn cây ăn quả của gia đình chị Phạm Thị Tươi, thôn Tân Hải, xã Dương Huy cho thu nhập cao.

Ông Hoàng Văn Điện, thôn 4, xã Quảng Chính, là một trong những hộ dân tiên phong thực hiện vườn mẫu của huyện Hải Hà, chia sẻ: Gia đình tôi bắt đầu thực hiện mô hình trang trại từ năm 2000. Tuy nhiên, trước đây 2ha vườn nhà tôi tương đối lộn xộn, không quy củ, khó chăm sóc nên thu nhập từ trang trại không ổn định. Được sự hướng dẫn của huyện và xã, gia đình tôi đã quy hoạch lại vườn, cải tạo đường đi trong vườn, bố trí trồng cây ăn quả, chăn nuôi, thả cá theo từng khu vực, lắp đặt bể khí biogas. Từ đó, không chỉ tạo thuận lợi cho việc nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, mà còn góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường. Sau khi cải tạo, trang trại mang lại thu nhập cho gia đình từ 300-400 triệu đồng/năm, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.

Còn tại địa phương vốn có ít lợi thế về nông nghiệp như xã Dương Huy, TP Cẩm Phả, các mô hình vườn mẫu cũng đang dần được hình thành.

Thực tế tại xã chúng tôi được biết gia đình chị Phạm Thị Tươi, thôn Tân Hải là một trong những hộ tiên phong triển khai thực hiện xây dựng vườn mẫu NTM. Trong đó, hơn 3ha đất vườn của gia đình đều được chuyển đổi sang trồng mít, bưởi, ổi theo mô hình vườn mẫu. Qua đó, không những tạo cảnh quan môi trường vườn nhà sạch đẹp, mà còn cho thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm.

Chị Tươi tâm sự: Đối với nhà nông chúng tôi, cuộc sống chủ yếu dựa vào đất, vì vậy khi lựa chọn trồng cây gì phải tính toán sao cho phù hợp với chất đất, có hiệu quả cao và đầu ra ổn định. Từ đầu năm 2019, sau khi thực hiện chủ trương của xã về phát triển kinh tế theo mô hình vườn mẫu, vợ chồng tôi đã cải tạo lại đất vườn, chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, đầu tư hệ thống tưới phun sương... mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể thấy, việc thực hiện tiêu chí số 20 đã thực sự mang lại những đổi thay cho vùng nông thôn của Quảng Ninh. Sự đổi thay đó không chỉ ở diện mạo, mà còn ở chiều sâu hơn đó là đời sống, nhận thức và hành động của người dân.

Theo Cao Quỳnh/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập519
  • Hôm nay73,953
  • Tháng hiện tại810,063
  • Tổng lượt truy cập93,187,727
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây