Học tập đạo đức HCM

Xây dựng sản phẩm OCOP ở Đại Từ, vượt kế hoạch đề ra 22:25 - Thứ tư, 02/12/2020

Thứ tư - 02/12/2020 17:56
Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và tích cực xây dựng các sản phẩm OCOP, nhiều địa phương đã thu được những kết quả khá tích cực, trong đó có huyện Đại Từ.

Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên tuyền

Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, Đại Từ là huyện có tổng diện tích chè lớn nhất tỉnh, với trên 5.000 ha; nơi đây còn có khu du lịch Hồ Núi Cốc và nhiều điểm di tích lịch sử, danh thắng hấp dẫn. Sau 02 năm triển khai Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Đại Từ đã có 17 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 – 4 sao; 03 sản phẩm còn được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh lựa chọn đưa đi tham dự xếp hạng do cấp Trung ương đánh giá.

01.jpg
Vùng nguyên liệu chè ở xã Phú Thịnh (Đại Từ)

Ông Dương Trọng Hiếu, Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” theo Quyết định số 3485/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên, Đại Từ đã nhanh chóng kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã; phân công, bố trí cán bộ triển khai, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP.

Cùng với đó, công tác tập huấn tuyên truyền được thực hiện sâu rộng tới cơ sở; từ bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND các xã, thị trấn, công chức cấp huyện, cấp xã và các chủ thể sản xuất có sản phẩm triển khai OCOP đều được tham gia. Cụ thể, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh đã tổ chức 05 lớp tập huấn về OCOP, trong đó 03 lớp triển khai tại tỉnh, 02 lớp tổ chức tại huyện.

Cũng về lĩnh vực này, UBND huyện còn phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức nhiều lớp tập huấn cho Ban chỉ đạo, Ban Xây dựng nông thôn mới các xã, Ban Mặt trận các xóm và các chủ thể sản xuất các sản phẩm có tiềm năng phát triển thành các sản phẩm OCOP trên địa bàn, tổng số lên tới 26 lớp, cho trên 3.000 lượt người tham gia.

“Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện, sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, sự thực hiện nghiêm túc của cán bộ, người dân và các thành phần kinh tế, tới nay, toàn huyện đã có 17 sản phẩm OCOP, vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy giao cho huyện Đại Từ (Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy giao cho Đại Từ đến năm 2025 phải có 16 sản phẩm OCOP). Thời gian tới, chúng tôi tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch đến năm 2025, toàn huyện phấn đấu tối thiểu phải có 25 sản phẩm OCOP, năm 2030 không dưới 50 sản phẩm”, ông Hiếu nói.

Nụ cười của người làm chè

Hiện nay, tổng diện tích chè của xã Phú Thịnh có khoảng 150ha, được phân bố ở cả 10 xóm trong xã, năng suất chè bình quân đạt trên 120tạ/ha; trên địa bàn có 02 hợp tác xã, 10 làng nghề và 5 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh chè; đặc biệt, xóm chè Làng Thượng đã được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận là làng nghề chè truyền thống.

02.JPG

Hệ thống sao, sấy chè của HTX chè Hải Yến

Sản phẩm Trà xanh Bến Xuân và sản Phẩm chè Tôm nõn Hải Yến của Hợp tác xã chè Hải Yến (xã Phú Thịnh) cũng được tạo ra từ những nương chè nơi đây, những nương chè ngậm trong mình dư vị của câu chuyện cổ tích về mối của chàng Cốc, nàng Công. Các sản phẩm chè của HTX Hải Yến không chỉ được tạo ra từ vùng nguyên liệu tập trung đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP mà các khâu từ sản xuất, chăm sóc, thu hái, chế biến, đóng gói, bảo quản đều được kiểm soát một cách chặt chẽ và khoa học. Với các sản phẩm trà đều có mã vạch, có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn về chất lượng,... đã khuất phục Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên, tất cả các thành viên đều nhất trí Trà xanh Bến Xuân và Trà Tôm nõn Hải Yến xứng đáng đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

03.JPG
Bà Hà Thị Yến, GĐ HTX giới thiệu sản phẩm chè của đơn vị.

Phấn khởi trước những thành quả đã đạt được, bà Hà Thị Yến, Giám đốc HTX chè Hải Yến bộc bạch: Câu chuyện tình cổ tích chàng Cốc, nàng Công luôn thấm đượm trong mỗi sản phẩm của chúng tôi. Bởi vậy, việc coi trọng yếu tố tình cảm con người, vấn đề làm thật, sản xuất thật, vấn đề sức khoẻ người tiêu dùng được xem trọng sẽ là phương châm để HTX hướng tới và cho ra thêm những sản phẩm tốt hơn.

Theo Đồng Nghiệp/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/xay-dung-san-pham-ocop-o-dai-tu-vuot-ke-hoach-de-ra-post39347.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập372
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm369
  • Hôm nay41,203
  • Tháng hiện tại1,192,533
  • Tổng lượt truy cập88,547,603
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây