Chăm sóc bò sữa tại HTX Nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì. Ảnh: Thiện Tâm |
Là một huyện miền núi của Hà Nội, từ lâu Ba Vì đã được biết đến là vùng chăn nuôi bò sữa, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Theo thống kê, toàn huyện Ba Vì hiện có khoảng 1.600 hộ chăn nuôi bò sữa; tập trung nhiều nhất ở 3 xã: Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh. Tại 3 xã này có nhiều đơn vị chăn nuôi bò sữa theo hướng nông trại hiện đại. Trong đó tiêu biểu phải kể đến HTX Nông trại xanh Ba Vì tại xã Vân Hòa.
Theo ông Tạ Viết Hùng Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX đầu tư Nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì: HTX tiền thân là Trại bò mẫu được thành lập năm 2012, theo Dự án liên kết về Đào tạo nghề chăn nuôi bò miền Bắc của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì với CTCP sữa quốc tế IDP. Đến năm 2016, Hợp tác xã nông trại Xanh và Phát triển bò Ba Vì được thành lập, tiếp nhận toàn bộ diện tích đất cũng như số lượng bò sữa từ hai đơn vị này.
Trong những năm 2016, 2017, 2018, tại Ba Vì chăn nuôi bò sữa gặp nhiều khó khăn do sữa tươi nguyên liệu không tiêu thụ được, giá sữa thấp, sản lượng dư thừa. Chính vì vậy, ông Tạ Viết Hùng Chủ tịch HTX Nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì đã tính đến việc chủ động đầu ra sản phẩm, không phụ thuộc vào nhà máy thu mua và phát triển HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với mô hình hoạt động bao gồm: Trang trại nông nghiệp hữu cơ mẫu, trang trại trải nghiệm; nhà máy chế biến sữa; nhà máy bao bì; nhà máy phân bón hữu cơ; hệ thống cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm; hệ thống các trang trại vệ tinh đồng thời là thành viên của HTX. Bên cạnh đó, Hợp tác xã còn trồng khoảng 25 ha cỏ và việc chăn nuôi bò sữa được thực hiện theo một quy trình khép kín.
Để tăng chất lượng cho sữa, Hợp tác xã còn bổ sung bằng nguồn thức ăn phối trộn khác như: Cám ngô, cám mỳ, đỗ tương và thức ăn ủ chua; bò cũng được theo dõi sức khỏe theo hệ thống vi tính hóa, có hệ thống thư giãn 24/24h… Đặc biệt, bên cạnh việc chọn lựa kỹ lưỡng từ khâu con giống đến thức ăn chăn nuôi, quy trình chăm sóc, khi sữa bò được vắt ra còn được bảo quản ngay từ khi sữa được vắt ra khỏi cơ thể bò, sau đó đưa vào bồn trung chuyển và được lọc sữa, sau đó chuyển vào làm lạnh, thời gian là 5 phút…
Nhờ vậy, Hợp tác xã đã cho ra đời các sản phẩm được chế biến 100% từ nguồn sữa sạch tại trang trại như: Sữa tươi thanh trùng có đường, không đường, sữa chua nếp cẩm, sữa chua ăn, sữa chua uống, caramen và bánh sữa mang thương hiệu Trang Viên Ba Vì. Trong đó có 6 sản phẩm từ sữa của Hợp tác xã Nông trại xanh Ba Vì đã được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Mỗi năm, Hợp tác xã sản xuất ra khoảng 800 nghìn lít sữa, trong đó khoảng 1,2 triệu lít sữa thành phẩm. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian qua, Hợp tác xã còn là một trong 12 đơn vị đăng ký với Sở Công Thương Hà Nội bán hàng lưu động bằng ô tô, mang sản phẩm đến tận những khu vực bị phong tỏa, các khu nhà trọ… để phục vụ người dân.
Theo Sở NN&PTNT, việc phát triển nông nghiệp theo quy trình khép kín như HTX Nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa người nông dân, doanh nghiệp và tạo ra những sản phẩm chất lượng cho thị trường. Đồng thời tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trong huyện. Hiện nay, ngành nông nghiệp Thủ đô rất khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã xây dựng, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị như vậy. Đây cũng là hướng đi tất yếu và bền vững cho ngành nông nghiệp trong tương lai.
Với những kết quả đạt được, trong thời gian tới, HTX Nông trại xanh Ba Vì sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi với tổng đàn khoảng 750 con. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội mở rộng các dịch vụ về phối bò nền cho các nông hộ, cung ứng con giống và thu mua bò đực F1 để nuôi bò thịt cho thị trường.
Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn
https://thanglong.chinhphu.vn/xay-dung-san-pham-ocop-tu-san-xuat-chuoi-gia-tri-chat-luong-cao
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;