Học tập đạo đức HCM

Cảnh báo mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ nông thôn

Thứ năm - 02/01/2014 20:34

Sáng sớm có mặt tại chợ Già (Thạch Kênh – Thạch Hà) mới thấy tình trạng mất ATVSTP diễn ra khá nghiêm trọng. Ấn tượng đầu tiên đó là một khu chợ nhếch nhác, lộn xộn. Dưới những mái che lụp xụp, rác thải đổ ngổn ngang, phế phẩm của những mặt hàng tươi sống bị vứt bừa bãi, tạo thành một “bãi rác” ngay bên hông chợ. Trời nắng, bụi mù mịt, trời mưa thì sình lầy.

Cảnh báo mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ nông thôn
Nhếch nhác chợ Tân Lộc (Lộc Hà).

Đặc biệt, do tập quán thả rông súc vật của các hộ dân sống quanh khu vực chợ, hàng ngày, bà con buôn bán tấp nập, nhưng lợn, gà, thậm chí trâu, bò ngang nhiên đi lại trong khu chợ. Chị Nguyễn Thị Oanh - người dân Thạch Liên cho biết: “Vào những ngày mưa, chợ rất bẩn, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Thực phẩm được bày bán bên cạnh những đống rác thải rất mất vệ sinh. Biết là không đảm bảo ATVSTP, nhưng người dân trong vùng chỉ có mỗi chợ này nên đành chấp nhận”.

Chợ Sơn (thị trấn Hương Khê) được xây dựng, sắp xếp tạm bợ nên môi trường tại đây bị ô nhiễm nặng. Trong chợ, rau, thịt, hàng tươi sống... bày bán xen lẫn các quầy bán thức ăn chín. Bánh trái ăn liền không che đậy, người bán hàng dùng tay không bốc cho khách. Càng đi sâu vào trong chợ, tình trạng mất ATVSTP càng đáng lo ngại, đặc biệt là khu vực bán thực phẩm tươi sống được đặt ngay cạnh bãi rác, cá được bày bán trên mảnh nilon đặt ngay dưới nền ẩm ướt, dọc lối đi.

Những tiểu thương ở đây sau khi mổ cá xong, hầu hết rác, nước thải đều đổ tại đó. Mùi hôi tanh bay khắp nơi, nước chảy lênh láng khiến không khí quanh khu vực chợ bị ô nhiễm trầm trọng. Gần đó, một lò than nghi ngút khói, mùi thịt nướng, cá tươi cộng với mùi rác thải… tạo thành thứ “hương vị” thật khó tả. Cách đó chỉ vài bước chân là mấy hàng bán đồ ăn sáng, người ăn cứ “vô tư” thưởng thức những sợi bún, mì và những chiếc bánh trong bầu không khí ngột ngạt và khó chịu.

Chị Trần Thị N., chủ quầy xay thịt, cá sống tại chợ Sơn cho biết, gia đình chị kinh doanh nghề này đã 5 năm. Hàng ngày, chị mua thịt lợn, cá rồi về xay bán lại cho khách. Trung bình mỗi ngày chị bán được 10 kg thịt, cá. Thấy tôi băn khoăn về việc thức ăn ở đây được bày trên mâm không có dụng cụ che đậy, không đeo bao tay, lại gần khu vực bãi rác, chị N. nhanh nhảu: “Tôi làm nghề này ở đây đã lâu, nhưng chưa thấy ai bị ngộ độc, mà thức ăn nấu chín nên cũng không có vi khuẩn”(!)

Tình trạng mất ATVSTP cũng đang diễn ra tại các chợ quê như chợ Tân Lộc, chợ Vùn (Lộc Hà), Đồng Lộc (Can Lộc), Xuân An (Nghi Xuân)… do người tiêu dùng ở nông thôn ít hiểu biết về ATVSTP, nhất là những quy định bắt buộc khi kinh doanh thực phẩm nấu chín. Vì vậy, mới có cửa cho người kinh doanh thực phẩm trong các chợ tùy tiện với chất lượng hàng hóa của mình.

Nhếch nhách chợ nông thôn
Cảnh tiểu thương chợ Vùn (Thịnh Lộc, Lộc Hà) vô tư chế biến thịt ngay khu vực nước thải. Ảnh: Phúc Quang

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh ta hiện có hàng chục chợ tạm có quy mô nhỏ, người dân phải họp chợ trên nền đất không bảo đảm vệ sinh. Hàng hóa ở hầu hết các chợ nông thôn được bày bán thiếu quy củ, thực phẩm sống bày bán lẫn lộn với những thức ăn chín. Tình trạng nước thải ứ đọng quanh chợ bốc mùi hôi thối, phế phẩm của những mặt hàng tươi sống bị vứt bừa bãi, tràn lan làm cho không khí quanh khu vực chợ bị ô nhiễm. Trong khi đó, thực phẩm tươi sống bày bán không đúng quy định; thức ăn đã qua chế biến không che đậy hoặc không được bày bán trong tủ kính để ruồi, vi khuẩn mặc sức tấn công... rất mất vệ sinh.

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Chi cục ATVSTP cho biết: Phải thẳng thắn nhìn nhận công tác bảo đảm ATVSTP tại các chợ, đặc biệt là các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh ta còn nhiều hạn chế. Tình trạng vi phạm các quy định về SXKD thực phẩm còn phổ biến. Trong thời gian tới, Chi cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm vệ sinh trong và ngoài khu vực chợ; thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức ATVSTP đối với BQL chợ và các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ...

Tuy nhiên, dù các cơ quan chức năng hay chính quyền địa phương có tăng cường kiểm tra, giám sát thì ý thức về bảo đảm ATVSTP của các hộ kinh doanh, buôn bán tại chợ vẫn mang tính quyết định. Một điều quan trọng nữa là mỗi người dân cần nhận thức đầy đủ về mối nguy hiểm từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, biết cách lựa chọn thực phẩm để giảm tối đa các bệnh lây truyền qua thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống.

DIỆP ANH
baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay33,166
  • Tháng hiện tại1,033,621
  • Tổng lượt truy cập92,207,350
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây