Học tập đạo đức HCM

Chọn “điểm rơi” từng sản phẩm để có giải pháp phát triển chuỗi bền vững

Thứ ba - 18/11/2014 02:22
Ngày 18/11, UBND tỉnh phối hợp với Đại sứ quán Canada tổ chức Hội thảo Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) và bà Nguyễn Á Châu, đại diện Đại sứ quán Canada đồng chủ trì hội nghị.

Cùng dự có đại diện các sở, ngành, địa phương và 13 xã tham gia dự án phát triển nông nghiệp; đại diện Ban điều phối dự án và đại diện Sở NN&PTNT một số tỉnh bạn.

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược nông nghiệp - Bộ NN&PTNT đã giới thiệu tổng quan về phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam, trong đó, chú trọng hai vấn đề nổi bật là tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển chuỗi giá trị. Mục tiêu là nhằm cải thiện khả năng tăng trưởng nông nghiệp kém như cũ để phát triển phù hợp với nhu cầu, sự tăng trưởng của tái cơ cấu cả nền kinh tế, sự hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu. Theo đó, phải chọn ngành lợi thế để xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến thị trường vừa đảm bảo tính hài hòa lợi ích giữa nông dân - doanh nghiệp, vừa tăng khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường bền vững.

Hà Tĩnh là tỉnh bắt đầu thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp sớm nhất. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã xác định được 13 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực; tốc độ tăng trưởng tăng cao. Đặc biệt, trong 4 năm, Hà Tĩnh hình thành mới trên 3.600 mô hình có doanh thu từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm.

Chọn “điểm rơi” từng sản phẩm để có giải pháp phát triển chuỗi bền vững

Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Hà Tĩnh đã "kích hoạt" được chính sách thu hút DN và nông dân vào chuỗi sản xuất nhằm tăng giá trị kinh tế cao hơn. Để chuỗi bền vững thì tỉnh nên tổng kết kinh nghiệm để thực hiện một cách bài bản hơn, xác định "tinh" sản phẩm chủ lực, từ đó, có chiến lược thị trường bằng việc thu hút doanh nghiệp và so sánh sức cạnh tranh sản phẩm của địa phương.

Hội thảo cũng nghe lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nông nghiệp theo hướng “doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư”. Với việc ưu tiên nguồn chính sách, cơ chế của tỉnh, Hà Tĩnh đã gặt hái thành công bước đầu trong việc xây dựng bốn chuỗi giá trị mục tiêu: chuỗi chăn nuôi lợn; chăn nuôi bò; sản xuất lúa và chuỗi sản xuất chè công nghiệp.

Tại hội thảo, các tỉnh Bình Định, Hà Giang và một số doanh nghiệp cũng đóng góp tham luận, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị rau an toàn, bò thịt; phát triển cây chè công nghiệp; giải pháp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào chuỗi…

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định: Dự án Phát triển nông nghiệp tại Hà Tĩnh đã đạt kết quả cao, tạo cơ hội cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất, góp phần tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Các tham luận tại hội thảo này có ý nghĩa quan trọng để xây dựng chương trình hành động cho dự án những năm tiếp theo.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng là bước phát triển tất yếu, trong đó, thị trường là khâu quan trọng, mang tính quyết định cho sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Sản xuất theo chuỗi giá trị là liên kết khép kín, đặc biệt phải chọn “điểm rơi” hợp lý từng sản phẩm để tìm ra giải pháp phù hợp để chuỗi phát triển bền vững. Trong chuỗi sản xuất này, doanh nghiệp đóng vai trò đầu kéo, dịch vụ công và CCHC là yếu tố quan trọng.

Hiện, Hà Tĩnh đang thực hiện nhiều dự án trọng điểm, cùng với đó tỉnh luôn quan tâm bố trí ngân sách, thu hút doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Chọn “điểm rơi” từng sản phẩm để có giải pháp phát triển chuỗi bền vững

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

 
N.O
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập805
  • Hôm nay66,353
  • Tháng hiện tại802,463
  • Tổng lượt truy cập93,180,127
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây