Học tập đạo đức HCM

Tinh giản cán bộ trong xây dựng nông thôn mới (bài 1): Tiết kiệm hàng chục tỉ đồng ngân sách mỗi năm

Chủ nhật - 16/11/2014 20:11
Đúng như lời khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự: “Tinh giản cán bộ thôn, xã và các cơ quan hành chính sự nghiệp để làm nông thôn mới (NTM) và phát triển…”, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 26 HĐND tỉnh, bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh đã thật sự khởi sắc, tạo thêm sức mạnh thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Giảm hơn 1 vạn cán bộ thôn, xóm, tổ dân phố

4 năm về trước, Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, 262 đơn vị hành chính cấp xã nhưng lại có đến 2.837 thôn, tổ dân phố (trong đó 2.535 thôn, 302 tổ dân phố, 1.205 thôn dưới 100 hộ) với hơn 22.696 cán bộ thôn, xóm, tổ dân phố “ăn lương”. Tổng nguồn ngân sách tỉnh, huyện, xã phải chi trả hàng năm cho đội ngũ này mất đến gần 130 tỷ đồng, chưa tính đến nguồn của nhân dân đóng góp.

Lúc bấy giờ, thực trạng quy mô thôn, xóm còn nhỏ lẻ, bộ máy cán bộ cồng kềnh, làm việc hiệu quả thấp, việc chi trả ngân sách tốn kém, không đáp ứng được nhu cầu phát triển theo hướng CNH-HĐH và xây dựng NTM. Sau nhiều năm trăn trở, năm 2010, UBND tỉnh giao các cơ quan chức năng xây dựng đề án sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, BQL dự án, tổ chức hội, trình HĐND tỉnh, được đại biểu HĐND và cử tri trong toàn tỉnh đồng tình ủng hộ cao.

Bà Phan Thị Tố Hoa - Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 26 HĐND tỉnh về đề án sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, BQL dự án, tổ chức hội nhằm tinh giản bộ máy công chức từ thôn, phường, xã trở lên, đến nay, toàn tỉnh đã cắt giảm, sáp nhập 680 thôn, xóm, tổ dân phố; tinh giản gần 1,4 vạn cán bộ thôn và các chức danh khác, tiết kiệm ngân sách hàng năm gần 30 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng giảm 323 biên chế cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; giải thể, sáp nhập, hợp nhất 144 đơn vị sự nghiệp, 97 trường học, 40 BQL dự án ngành nông nghiệp. Bộ máy cán bộ thôn, xóm, tổ dân phố sau sáp nhập được kiện toàn, đảm bảo quy trình, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Huyện Đức Thọ đã giảm 88/243 thôn, tổ dân phố; Can Lộc 63/275 thôn, tổ dân phố; Lộc Hà 42/135 thôn, tổ dân phố; Hương Sơn 120/392 thôn, tổ dân phố; Thạch Hà 98/344 thôn, tổ dân phố… Nhiều thôn sau sáp nhập có quy mô gần 600 hộ dân vẫn được điều hành thông suốt, tạo được nhiều khởi sắc trong phong trào xây dựng NTM.

Tinh giản cán bộ trong xây dựng nông thôn mới (bài 1): Tiết kiệm hàng chục tỉ đồng ngân sách mỗi năm

Nhiều thôn/xóm sau sáp nhập có quy mô hộ đông nhưng vẫn thông suốt, tạo được nhiều khởi sắc trong phong trào xây dựng NTM.

Tinh giản một cách gọn nhẹ

Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà - Trần Tú Anh cho rằng: Từ thôn, tổ dân phố đến cả bộ máy công quyền đều phải được tinh giản một cách gọn nhẹ. Có tinh giản mới chọn ra được những người tài đức, mới tiếp thu được tiến bộ KHKT, cống hiến nhiều cho đất nước, quê hương. Vì thế, khi UBND tỉnh ban hành Nghị quyết 26 HĐND, Quyết định 2010 của UBND tỉnh về tinh giản bộ máy hành chính, tinh giản cán bộ từ thôn, tổ dân phố đến phường, Lộc Hà đã vào cuộc quyết liệt.

Trước lúc sáp nhập, toàn huyện có 135 thôn, với con số cán bộ thôn khổng lồ lên tới 1.755 người. Sau khi sáp nhập, giảm xuống còn 93 thôn, trong đó, thôn loại 1 có từ 2.000 nhân khẩu, loại 2: từ 1.500 nhân khẩu…

Mặc dầu sáp nhập nhiều thôn, dân số đông nhưng quy hoạch cán bộ mỗi thôn chỉ được bố trí 3 người, bao gồm: bí thư kiêm trưởng ban công tác mặt trận và tổ trưởng tổ dân vận, trưởng thôn, công an viên. Còn đối với các trưởng chi hội được bố trí 4 người: bí thư đoàn, chi hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh. Tổng số cán bộ với các chức danh nói trên giảm xuống còn 651/1.755 người trước sáp nhập, giảm được hơn 1.000 người.

Về chế độ trợ cấp theo quyết định thì lương tối thiểu của bí thư, trưởng thôn được tính bằng hệ số 0,8 mức lương tối thiểu chung; riêng bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận, kiêm tổ trưởng tổ dân vận được hưởng 20% phụ cấp kiêm nhiệm. Các trưởng chi hội được hưởng phụ cấp hàng tháng hệ số 0,15 mức lương tối thiểu. Tiết kiệm ngân sách hàng năm được gần 2 tỷ đồng.

(Còn nữa...)

Anh Bình
baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay33,826
  • Tháng hiện tại212,393
  • Tổng lượt truy cập90,275,786
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây