Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Nhiều ngư dân muốn gia nhập nghiệp đoàn nghề cá

Thứ hai - 09/01/2017 23:04
Từ khi Nghiệp đoàn Nghề cá xã Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) ra đời, các đoàn viên của nghiệp đoàn này đã nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ tổ chức công đoàn. Trên ngư trường, các đoàn viên cũng đoàn kết, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Từ ý nghĩa đó, số đoàn viên gia nhập Nghiệp đoàn Nghề cá Thạch Kim ngày một tăng.

Ngư dân được quan tâm, hỗ trợ nhiều

Đang sắp sửa ngư lưới cụ chuẩn bị cùng 4 con trai ra khơi chuyến cuối cùng trong năm để kịp về đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu, ngư dân Nguyễn Văn Tiến (53 tuổi, trú thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim) - chia sẻ, ông gia nhập Nghiệp đoàn Nghề cá Thạch Kim ngay từ ngày đầu thành lập vào tháng 8.2015. “Vào nghiệp đoàn, chúng tôi được quan tâm nhiều hơn. Như cuối năm 2015, tôi được Quỹ TLV Lao Động tặng máy Icom, một số đoàn viên khác thì được tặng máy bộ đàm, số khác có hoàn cảnh khó khăn hơn còn được hỗ trợ thêm tiền mặt...” - ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, bao đời nay khi đánh bắt trên biển thì ngư dân cũng đã có sự giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi vào nghiệp đoàn thì tình cảm bạn thuyền được thắt chặt hơn. Các tàu cá trong nghiệp đoàn liên lạc với nhau nhiều hơn để thông tin cho nhau về diễn biến thời tiết, hỗ trợ nhau nhiều hơn khi tàu gặp sự cố, hay bị tàu lạ hăm dọa... Ở trên bờ, giữa các gia đình trong nghiệp đoàn cũng đoàn kết, đi lại, thăm hỏi nhau nhiều hơn.

Mong muốn gia nhập nghiệp đoàn

Ngày 4.1, ông Lê Tiến Hải - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Thạch Kim - cho biết, Nghiệp đoàn Nghề cá Thạch Kim được thành lập ngày 26.8.2015. Khi thành lập có 217 đoàn viên, nay tăng lên 242 đoàn viên. Nhờ sự quan tâm của LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ huyện Lộc Hà nên thời gian qua, Nghiệp đoàn Nghề cá Thạch Kim đã được hỗ trợ hàng chục máy Icom và bộ đàm trị giá hàng trăm triệu đồng để các đoàn viên thông tin liên lạc cho nhau đảm bảo an toàn khi ra khơi bám biển. Ngoài ra, một số đoàn viên khó khăn được tổ chức công đoàn, Ban Chấp hành Nghiệp đoàn thăm hỏi, trao quà hỗ trợ thêm.

“Thời gian qua, những ai gia nhập nghiệp đoàn đã được tổ chức công đoàn quan tâm nhiều nên có nhiều ngư dân làm đơn xin tham gia. Tuy nhiên, do quy chế quy định tất cả những người lao động trên một tàu cá đều phải cùng vào nghiệp đoàn thì mới được chấp thuận, nên đã hạn chế số đoàn viên được vào. Lẽ ra số đoàn viên gia nhập nghiệp đoàn đã lớn hơn hiện nay, nếu không có quy chế đó. Thế nhưng, rõ ràng quy chế đó là cần thiết để đảm bảo quyền lợi, sự đoàn kết thống nhất của các đoàn viên trên một tàu cá” - ông Hải chia sẻ.

Cũng theo ông Hải, nhờ gia nhập nghiệp đoàn nghề cá nên tình đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các ngư dân khi đánh bắt trên biển, lúc hoạn nạn được nâng cao. Minh chứng là từ khi thành lập đến nay, có 6 lần tàu, thuyền bị nạn đã được đoàn viên trong nghiệp đoàn ứng cứu thành công, không xảy ra thiệt hại về người và tài sản. “Quy chế của nghiệp đoàn quy định, sẽ trích kinh phí hỗ trợ tương xứng cho tàu nào cứu hộ, lai dắt tàu gặp nạn trên biển vào bờ. Điều đó thiết thực để các tàu giúp đỡ nhau khi gặp nạn” - ông Hải phân tích.

Chủ tịch UBND xã Thạch Kim - ông Hà Minh Tân nói: “Rõ ràng từ khi thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá Thạch Kim đến nay, các ngư dân trong nghiệp đoàn nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ tổ chức công đoàn, Quỹ TLV Lao Động. Từ việc hỗ trợ Icom, máy bộ đàm đến thăm hỏi, trao quà động viên đoàn viên khó khăn, gặp nạn... Chúng tôi ghi nhận sự quan tâm giúp đỡ đó của tổ chức công đoàn và mong muốn công đoàn tiếp tục có nhiều cơ chế, chính sách thiết thực để ngư dân thấy rõ ý nghĩa của tổ chức này mà xin gia nhập vào nghiệp đoàn ngày một đông hơn”.

Theo Lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập563
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại845,198
  • Tổng lượt truy cập92,018,927
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây