Tóm tắt về tình hình KT-XH của tỉnh trong năm 2016 và kế hoạch phát triển năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh: Trong năm 2017, tỉnh đề xuất Trung ương cho rà soát lại quy hoạch KT-XH đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 gắn với việc xây dựng Đề án Phát triển kinh tế biển và ven biển của tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục phát triển Khu Kinh tế Vũng Áng trở thành khu kinh tế động lực cho cả nước, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ ít gây ô nhiễm môi trường; phát triển kinh tế dọc dải ven biển, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng lợi thế phía Tây của tỉnh... Với nhiều kế hoạch mang tính chiến lược, vĩ mô, đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn về quy trình cách làm để giúp Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Liên quan đến công tác đào tạo, Hà Tĩnh đang cố gắng nâng cao chất lượng GD-ĐT và chất lượng y tế, đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Hà Tĩnh nên hi vọng các nhà khoa học đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết hiến kế để địa phương ngày càng phát triển.
GS.TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nguyên Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban về Hợp tác và đầu tư: Hà Tĩnh cần chú trọng điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH của tỉnh phù hợp với chiến lược phát triển Việt Nam.
Tại buổi làm việc, các nhà khoa học là các GS.TS đầu ngành của Trung ương đã tiến hành tư vấn những chính sách phát triển bền vững bao gồm: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách của tỉnh.
TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương, Bộ kế hoạch và đầu tư: Cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh nên nâng tầm dịch vụ, du lịch hơn nữa vì miền Trung có nhiều tiềm năng du lịch, nhất là du lịch biển
Trong đó, tập trung một số vấn đề cấp bách trọng tâm như: khai thác mỏ sắt Thạch Khê; quản lý phát triển bền vững Khu Kinh tế Vũng Áng; xử lý hậu quả sự cố môi trường do Formosa gây ra; công tác truyền thông khôi phục, củng cố lòng tin sau sự cố môi trường; điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH của tỉnh phù hợp với chiến lược phát triển Việt Nam...
PGS.TS Phạm Văn Lợi – Viện trưởng Viện Khoa học môi trường: Một số vấn đề môi trường cần tính toán, cân nhắc thêm; đặc biệt là trong xây dựng các nhà máy, phát triển các khu công nghiệp
Theo Khung tư vấn phát triển bền vững Hà Tĩnh giai đoạn 2016 – 2020, trong năm 2017, Nhóm tập trung tư vấn những vấn đề cấp bách, trước mắt và một số vấn đề trung dài hạn do tỉnh đề nghị.
PGS. TS Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng – Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam: Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Hà Tĩnh hiện nay rất tuyệt với. Hà Tĩnh nên phát huy, tận dụng điều này, nhất là trong khai khoáng và phát triển nông nghiệp nông thôn
Từ năm 2018 – 2020, Nhóm sẽ tập trung tư vấn cho tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 – 2025) gắn với Khung phát triển bền vững của tỉnh. Trên cơ sở tư vấn, Nhóm sẽ huy động đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu của đất nước để hỗ trợ Hà Tĩnh phát triển bền vững.
GS.TS Mai Trọng Nhuận - Phó Chủ tịch Ủy ban Chính sách thuộc Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, Chủ tịch Hội đồng đảm bảo chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội: Nhóm sẽ tư vấn những vấn đề cấp bách, trước mắt và những vấn đề lâu dài do tỉnh đề nghị.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh trân trọng cảm ơn những ý kiến tư vấn, đóng góp của các GS, TS, chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực KT-XH.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp của các GS, TS, chuyên gia, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh mong muốn thời gian tới, Nhóm tiếp tục tư vấn, giúp đỡ nhiều hơn nữa để giúp Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Nhóm tư vấn phát triển bền vững Hà Tĩnh được Hội đồng hương Hà Tĩnh tại Hà Nội thành lập sau khi trao đổi thống nhất ý kiến với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn của tỉnh. Các thành viên của Nhóm đa số là người Hà Tĩnh, gồm: 1. GS.TS. Mai Trọng Nhuận - Chuyên gia cao cấp, Phó Chủ tịch Ủy ban Chính sách thuộc Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội; nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; 2. Th.S. Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hương Hà Tĩnh tại Hà Nội; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; nguyên Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh; 3. TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; nguyên Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương; 4. TS. Bùi Trường Giang - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; 5. GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện khoa học thủy lợi Việt Nam; 6. GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Huệ - Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Kỹ thuật Cảng – Đường thủy – Thềm lục địa Việt Nam; nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; 7. GS.TSKH. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Hợp tác và Đầu Tư; 8. GS. TS. Nguyễn Đình Hương - Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng Quốc Hội; nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; 9. PGS.TS Trần Đình Nhã – Trung tướng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội. 10. PGS.TS. Lê Hữu Song - Đại tá, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Đội Trung Ương 108; 11. TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; 12. PGS.TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia 13. TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung Ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 14. PGS.TS Phạm Văn Lợi – Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường; 15. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng – Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam; Tổng biên tập Tạp chí phát triển bền vững Vùng – Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam; 16. TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư – BizLIVE; nguyên Tổng biên tập Báo Đầu tư – Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 17. Đồng chí Đặng Quốc Tiến – Chủ tịch Hội đồng hương tại Hà Nội.1 |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;