Học tập đạo đức HCM

Nghiên cứu xây dựng, ban hành Đề án mới về phát triển giáo dục - đào tạo phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay

Thứ ba - 13/12/2016 08:55

“…Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định và phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban văn hóa - xã hội đã thẩm tra các báo cáo, tờ trình kèm dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 (lĩnh vực văn hóa - xã hội) của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII Kỳ họp thứ 3, kết quả như sau:


Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh
 

I. Về đánh giá kết quả lĩnh vực văn hóa - xã hội năm 2016

Ban văn hoá - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản nhất trí với các nội dung nhận định, đánh giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Năm 2016, tỉnh thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tình hình thế giới, khu vực, trong nước diễn biến phức tạp, đặc biệt ảnh hưởng của sự cố môi trường biển và thiên tai rét đậm, rét hại, lũ lụt liên tiếp xảy ra. Tuy vậy, trên lĩnh vực văn hóa - xã hội vẫn có chuyển biến và đạt được những kết quả đáng ghi nhận:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát kết quả thực hiện các chính sách đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành giai đoạn 2011 - 2016. Tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch các ngành, lĩnh vực trong khối văn hóa - xã hội một cách phù hợp hơn. Quan tâm bố trí ngân sách, nguồn lực đầu tư cho giai đoạn 2016 - 2020.

2. Tổ chức tốt hoạt động chào mừng các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Đời sống văn hóa cơ sở tiếp tục có chuyển biến, các phong trào, các cuộc vận động dần đi vào chiều sâu. Thể thao thành tích cao đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, một số môn đạt đến tầm khu vực, quốc tế như: pencatsilat, karatedo…góp phần khẳng định vị thế của thể thao Hà Tĩnh.

3. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo, một số mục tiêu quan trọng đã đạt được. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục có chuyển biến tích cực, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2016 có 77 em/91 em dự thi đạt giải (xếp thứ 4 cả nước về số lượng giải). Có nhiều cố gắng trong đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Đặc biệt đã tham mưu ban hành Nghị quyết 21/2016/NQ-HĐND ngày 24/9/2016 quy định chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, kịp thời tháo gỡ bớt khó khăn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

4. Ngành Y tế tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y đức. Quản lý chặt công tác hành nghề y dược trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tích cực mở rộng, triển khai các dịch vụ kỹ thuật mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Công tác quản lý chất thải y tế, vệ sinh môi trường tại các cơ sở khám chữa bệnh đã được quan tâm và bước đầu có sự chuyển biến. Công tác y tế dự phòng được thực hiện tốt, không để bùng phát dịch bệnh xảy ra.

5. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội; kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển; tập trung cao trong việc cứu trợ và ổn định tình hình cho nhân dân vùng lũ. Bước đầu đã tham mưu xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn với giải quyết việc làm. Quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có chuyển biến tích cực.

6. Các nhiệm vụ thông tin truyền thông được triển khai khá đồng bộ. Quản lý báo chí xuất bản được tăng cường. Hạ tầng bưu chính viễn thông được quan tâm đầu tư. Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành tác nghiệp của các cấp các ngành và địa phương được quan tâm thực hiện.

II. Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban văn hóa - xã hội thống nhất với các nội dung tồn tại, hạn chế như đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh và nêu thêm một số vấn đề sau:

1. Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch còn nhiều hạn chế, vai trò quản lý nhà nước về gia đình chưa rõ nét. Ngân sách đầu tư cho văn hóa, thể thao và du lịch chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách ở một số lĩnh vực chưa kịp thời; triển khai một số quy hoạch còn chậm.

Một số kiến nghị của Ban văn hóa - xã hội nêu trong báo cáo thẩm tra tại kỳ họp thứ nhất (giữa năm 2016) đến nay chưa được quan tâm thực hiện. Việc bình xét, công nhận, biểu dương gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa chưa nghiêm túc, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng và tính bền vững của phong trào. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở một số địa phương, trong đó có một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thực hiện đúng quy định. Nhiều di tích lịch sử - văn hóa sau công nhận chưa được đầu tư tôn tạo kịp thời. Các tiêu chí về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới đạt kết quả còn thấp, chậm được cải thiện so với các tiêu chí khác. Những năm qua, tỉnh ta chủ yếu tập trung cho du lịch biển nên khi xảy ra sự cố môi trường biển, ngành du lịch bị tác động lớn nhưng lại chậm phục hồi các hoạt động sau khắc phục sự cố môi trường.

2. Nhiều mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo quan trọng vẫn chưa đạt được. Công tác đổi mới quản lý giáo dục tuy có cố gắng song vẫn chưa phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị trường học, chưa tạo động lực để cán bộ giáo viên tự giác, tự chủ đối với các hoạt động chuyên môn và lấy hiệu quả chuyên môn làm thước đo để đánh giá sự cống hiến và phân phối lợi ích. Chưa làm tốt việc sắp xếp, bố trí lại đội ngũ giáo viên đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ và đảm bảo về cơ cấu, chuẩn về trình độ, chấm dứt tình trạng dạy chéo môn. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng chất lượng thực chất đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, thể hiện ở một số chỉ số đạt thấp. Công tác quy hoạch mạng lưới trường mầm non và phổ thông chưa thực hiện tốt; sau sáp nhập một số trường vẫn không đảm bảo quy mô; chưa bố trí được nguồn lực thỏa đáng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về học tại một địa điểm; việc xử lý cơ sở vật chất dôi dư sau sáp nhập trường còn chậm, gây lãng phí và tạo tâm lý không tốt trong dư luận nhân dân.

3. Tình trạng quá tải vẫn còn diễn ra ở một số bệnh viện; chất lượng khám chữa bệnh, nhất là ở tuyến cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Còn thiếu các thiết bị y tế công nghệ cao, kỹ thuật mới để phát triển kỹ thuật cao, chuyên sâu và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trạm y tế tuyến xã còn nhiều khó khăn, bất cập. Công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc tuyên truyền, định hướng về an toàn vệ sinh thực phẩm sau sự cố môi trường biển chưa tạo sự yên tâm cho người dân.

4. Về kết quả thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công, mặc dù tỉnh đã hoàn thành Chương trình “Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm 2014 - 2015” nhưng đến nay việc sai sót, chậm trễ trong giải quyết các chế độ, chính sách cho một số đối tượng vẫn còn; việc thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở còn khoảng ¼ chưa được bố trí kinh phí. Tinh thần, thái độ phục vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức trong hướng dẫn, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện các chế độ, chính sách chưa tốt, người dân còn có ý kiến.

5. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế; chưa có giải pháp đủ mạnh để giải quyết tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài, gây khó khăn cho công tác quản lý và xuất khẩu lao động. Tình trạng các đơn vị sử dụng lao động nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội còn nhiều, chưa được xử lý nghiêm. Một số doanh nghiệp có số nợ lớn, kéo dài dẫn đến ảnh hưởng việc giải quyết chế độ cho người lao động khi có phát sinh. Số lượng cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã được đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 còn thấp, đặc biệt, vẫn còn 03 địa phương chưa thực hiện, đó là Thành Phố, Hương Khê và huyện Kỳ Anh.

6. Quản lý nhà nước về thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin báo chí, mạng xã hội có thời điểm, sự kiện còn thiếu chặt chẽ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ công tác Thông tin truyền thông ở Phòng Văn hóa thông tin các địa phương cấp huyện còn thiếu và yếu. Hạ tầng an toàn thông tin chưa thực sự đảm bảo, nguy cơ mất an toàn thông tin đang ở mức cao.

III. Về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản nhất trí với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã nêu, đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của Ban trong Báo cáo thẩm tra trình tại kỳ họp thứ nhất. Ngoài ra, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm thêm một số nội dung sau đây:

1. Lĩnh vực văn hóa - thể thao và du lịch: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; tiến hành kiểm tra, rà soát các tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí trên địa bàn toàn tỉnh. Khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện các Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Bảo tàng tỉnh và dự án phục hồi, phát huy giá trị di tích văn miếu Hà Tĩnh. Tích cực chuẩn bị, tham mưu tổ chức tốt lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh và các ngày lễ lớn trong năm.

2. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nghiên cứu xây dựng, ban hành Đề án mới về phát triển giáo dục - đào tạo phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó chú trọng giải pháp về sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo hướng tinh gọn, đảm bảo chất lượng để khắc phục tình trạng dôi dư, bất cập trong bố trí đội ngũ giáo viên; nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên ngoại ngữ; kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ cho giáo viên, đảm bảo thực chất. Tổ chức tổng kết, đánh giá nghiêm túc, đúng thực chất kết quả tổ chức thí điểm mô hình trường học mới VNEN, Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ để có hướng xử lý phù hợp trong thời gian tới.

3. Lĩnh vực y tế: Tập trung các giải pháp rà soát, sắp xếp lại mạng lưới y tế trên toàn tỉnh; tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y đức cho đội ngũ; chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm, phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ ở tất cả các tuyến, nhất là các bệnh viện tuyến huyện, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại trạm y tế, góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên.

4. Lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội: Tiếp tục rà soát kiến nghị sửa đổi, cải cách các thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm đối tượng. Chú ý nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ trong giải quyết các chế độ, chính sách, nhất là đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Tham mưu cho tỉnh ban hành cơ chế, chính sách đồng bộ để ổn định nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân các vùng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố môi trường biển. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp, có giải pháp xử lý nghiêm tình trạng trốn đóng, nợ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Lĩnh vực thông tin- truyền thông: Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp tăng cường quản lý chặt chẽ, định hướng tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về báo chí, xuất bản; bưu chính; viễn thông và internet; chú trọng thanh tra các hoạt động trực tuyến ảnh hưởng không tốt đến tâm lý xã hội…”

BBT
http://dbndhatinh.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm188
  • Hôm nay33,397
  • Tháng hiện tại808,675
  • Tổng lượt truy cập91,982,404
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây