Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp công nghệ cao - hướng phát triển tất yếu!

Thứ hai - 16/03/2015 20:32
(Baohatinh.vn) Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại. Ứng dụng những tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là xu hướng tất yếu hiện nay.

Chuyển biến bước đầu

Trong những năm gần đây, nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế tại Hà Tĩnh như: áp dụng công nghệ lai tạo bò chuyên thịt, nuôi lợn thịt siêu nạc, lợn nái ngoại, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm trong nhà bạt, ao lót bạt, nuôi cá lồng bè trên sông, quy trình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa ven biển, sản xuất theo hướng VietGap, quản lý dịch hại tổng hợp IPM.... Tỷ lệ sử dụng cơ giới vào các khâu sản xuất nông nghiệp tăng nhanh.

Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 10.000 máy làm đất các loại với tổng công suất 185.976 CV, nâng tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 55,7%, tăng 26,6% so với năm 2008. Khâu vận chuyển ở nông thôn tuy chỉ phát triển chủ yếu các loại ô tô tải cỡ nhỏ nhưng cũng đã nâng tỷ lệ cơ giới hóa lên gần 60% với hơn 3.700 phương tiện, hỗ trợ rất lớn quá trình mở rộng quy mô sản xuất cho người nông dân.

Nông nghiệp công nghệ cao - hướng phát triển tất yếu!

Sản xuất rau, củ, quả trên vùng đất cát hoang hóa ven biển áp dụng quy trình công nghệ cao, theo hướng VietGap.

Đến thời điểm hiện tại, cả tỉnh có 275 cơ sở và điểm giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 7 cơ sở giết mổ tập trung. Mặc dù công nghệ còn thô sơ nhưng bước đầu đã phát huy hiệu quả, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Mô hình sản xuất, kinh doanh mới trong nông nghiệp được áp dụng, hình thành các mối liên kết giữa người sản xuất với các doanh nghiệp về giống, thức ăn, thuốc, công nghệ... Nhiều doanh nghiệp, HTX, tổ hợp sản xuất với quy mô hàng hóa, có công nghệ tiên tiến ra đời, góp phần hạn chế rủi ro trên thị trường; đưa công nghệ hiện đại vào nông nghiệp, mở ra triển vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao (chất lượng sản phẩm cao, giá trị gia tăng cao) tại những vùng điều kiện canh tác cực kỳ khó khăn.

Chưa đáp ứng yêu cầu

Theo đánh giá của Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Khoa Văn thì KH&CN trong nông nghiệp tại Hà Tĩnh nói riêng, Việt Nam nói chung cơ bản vẫn đang ở giai đoạn học hỏi và “chạy theo” các nước khác. Năng suất nông sản đã tăng lên rất nhiều nhưng chất lượng vẫn chưa cao. Điều này có thể lấy sản phẩm gạo của Thái Lan để so sánh. Dù giá cả cao hơn nhưng gạo Thái vẫn “sống” khỏe ngay trên “đất khách”. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Tĩnh vẫn còn quá ít và nhỏ lẻ. Hơn nữa, người nông dân vẫn còn quá thụ động trong việc tiếp nhận giống, công nghệ mới.

Nhìn chung, công tác bảo quản, chế biến nông sản ở Hà Tĩnh vẫn còn phát triển chậm, mang tính tự phát, phân tán trong dân, công nghệ lạc hậu, chất lượng hàng hóa thấp. Đặc biệt, khâu chế biến nông sản còn khá đơn giản, sản phẩm đưa ra thị trường dưới dạng thô, giá trị kinh tế thấp. Một số lĩnh vực sản xuất mang lại giá trị cao nhưng thiếu các cơ sở chế biến công nghiệp để tạo sản phẩm hàng hóa như: cam chanh, bí xanh, lạc nhân, thịt các loại... Chỉ một số ít các sản phẩm được thông qua chế biến, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như: chè đen; tinh bột sắn; dăm gỗ, gỗ các loại; tôm, mực đông lạnh.

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có trên 1.060 cơ sở xay xát lúa gạo, quy mô nhỏ từ 10-300 tấn/năm, phục vụ khoảng 54,6% nhu cầu lúa gạo thị trường Hà Tĩnh năm 2010, tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi gạo thấp, chất lượng hạt gạo chưa đủ sức cạnh tranh với các địa phương khác. Ngoài ra, 131 cơ sở chế biến lạc, đậu phân bố rải rác trên toàn tỉnh, ngoài 2 cơ sở lớn ở huyện Nghi Xuân thì còn lại đều là cơ sở nhỏ, khối lượng nguyên liệu đầu vào hàng năm chỉ đạt khoảng 30% sản lượng lạc trên địa bàn tỉnh. Các nông sản khác như cam, bưởi, rau... hầu như chưa có cơ sở bảo quản, chế biến. Tín hiệu đáng mừng trong việc chế biến của tỉnh là Nhà máy Chế biến súc sản Mitraco (Kỳ Anh) được đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đã đi vào hoạt động từ giữa năm 2014, góp phần quan trọng trong giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi, phát triển chăn nuôi lợn bền vững trên địa bàn.

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, trong tương lai, nhiều loại thuế nông sản sẽ được giảm và bãi bỏ, giá cả sẽ hạ xuống rất nhiều. Liệu nông sản Hà Tĩnh có thể cạnh tranh với các nước khác trên thị trường? Điều này đòi hỏi nền nông nghiệp phải hướng đến cả năng suất và chất lượng, chỉ có KH&CN mới có thể giải quyết vấn đề này.

Ông Đỗ Khoa Văn cho biết, những năm gần đây, UBND tỉnh rất quan tâm và chỉ đạo sát sao việc tái cơ cấu, hiện đại hóa nông nghiệp, thể hiện bằng rất nhiều văn bản, đề án. Tuy nhiên, thực hiện được những chỉ đạo, định hướng đó đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm cao, đặc biệt từ chính người nông dân.

Theo nhận định của Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh - Nguyễn Xuân Tình thì nông nghiệp trong tương lai phải hướng đến nông nghiệp hữu cơ. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở Hà Tĩnh chưa nhiều, năng suất chưa cao nhưng phần nào đã được thị trường đón nhận dù giá cả cao hơn các sản phẩm cùng loại.

Đức Chiến
theo baohatinh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay39,774
  • Tháng hiện tại947,864
  • Tổng lượt truy cập92,121,593
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây