Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới Hà Tĩnh thu trái ngọt

Thứ năm - 07/01/2016 04:09
Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, năm 2016 tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực cho các xã khó khăn, xã nghèo.

Mặc dù số lượng xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM lớn. Tuy nhiên, ông Lê Đình Sơn, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, năm 2016 tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực cho các xã khó khăn, xã nghèo để tạo sự độ đồng đều giữa các vùng với nhau.

 Thêm 26 xã đạt chuẩn
 
Báo cáo tại hội nghị tổng kết năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 ngày 5/1, ông Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh cho hay, năm 2015 toàn tỉnh có thêm 26 đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 52 xã. Số tiêu chí đạt chuẩn theo bộ tiêu chí của tỉnh bình quân đạt 11,7 tiêu chí/xã (tăng 2 tiêu chí so với cuối năm 2014); bình quân theo bộ tiêu chí Quốc gia đạt 13,7 tiêu chí/xã; không còn xã đạt dưới 8 tiêu chí.

Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh thông qua việc thành lập mới 3.335 mô hình sản xuất có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, nâng tổng số mô hình toàn tỉnh đến nay đạt trên 10 nghìn mô hình. Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực được đầu tư quy mô lớn như: Chăn nuôi bò chất lượng cao của Tổng Cty Khoáng sản và Thương mại; chăn nuôi bò giống và bò thịt chất lượng cao của Cty CP chăn nuôi Bình Hà (thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai); phát triển các cơ sở chăn nuôi lợn nái, cung ứng giống cho các tổ hợp tác...

Điển hình phải kể đến mô hình HTX chăn nuôi lợn nái quy mô 1.200 con tại xã Sơn Lộc; trang trại chăn nuôi tổng hợp của ông Trần Tất Đạt, xã Phú Lộc (huyện Can Lộc); mô hình trồng cam, chanh leo của ông Nguyễn Văn Hiệu, xã Hương Quang (Vũ Quang); chăn nuôi lợn nái quy mô 350 con của chị Đặng Thị Sâm, xã Sơn Diệm (Hương Sơn)...
Chị Sâm cho biết, từ các chính sách hỗ trợ về đất đai, kích cầu chăn nuôi của tỉnh, huyện, xã, chị liên kết với Tổng Cty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đầu tư vốn xây dựng 4 dãy chuồng trên diện tích 5,2 ha chăn nuôi lợn nái. Bước đầu thực hiện vì không được đào tạo qua trường lớp, phải vừa học vừa làm, trong khi yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi lợn khắt khe nên chị gặp không ít khó khăn.

“Chăn nuôi con gì cũng cần phải tuân thủ quy trình, đặc biệt là lợn nái. Yếu tố “nội bất xuất, ngoại bất nhập” phải đặt lên hàng đầu, có như thế mới cung ứng được sản phẩm lợn giống hoàn hảo, sạch dịch bệnh”, chị Sâm nói.

Theo chị Sâm, hiện 100/350 con lợn bố mẹ đã sinh sản được 1 nghìn con lợn giống.  Dự kiến từ 350 con nái sắp tới trang trại sẽ xuất chuồng 6 nghìn con lợn giống cho 6 – 10 tổ hợp tác chăn nuôi thương phẩm, mang lại lợi nhuận 1,5 tỷ đồng/năm.

Trao bằng công nhận cho các xã đạt chuẩn NTM

Còn ông Trần Xuân Anh, Chủ tịch UBND xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân chia sẻ, để duy trì tính bền vững của tiêu chí thu nhập Xuân Thành lựa chọn một hộ cán bộ xây dựng mô hình chăn nuôi hộ gia đình theo hướng liên kết, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Sau khi các hộ dân nhìn thấy hiệu quả từ mô hình của cán bộ đã chủ động học hỏi kinh nghiệm, mở rộng thêm 30 mô hình nữa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con.

“Cá nhân tôi cũng mạnh dạn tận dụng chính sách kích cầu của tỉnh, huyện thành lập HTX Thắng Lợi chăn nuôi 300 con lợn nái ngoại. Tháng 9 vừa rồi đã xuất chuồng lứa giống đầu tiên và nay có thể đảm bảo cung ứng đủ giống cho các tổ hợp tác trên địa bàn toàn huyện Nghi Xuân”, ông Anh nói.
Được biết, tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM của Hà Tĩnh trong năm 2015 đạt 18.132 tỷ đồng.

Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu
Ngoài 19 tiêu chí quy định trong bộ tiêu chí Quốc gia, tỉnh Hà Tĩnh còn “đột phá” bằng việc ban hành tiêu chí xây dựng khu dân cư (KDC) NTM kiểu mẫu, vườn mẫu. Đến nay, đã có hơn 1 nghìn thôn triển khai thực hiện tiêu chí này; trong đó 460 KDC đạt chuẩn theo 10 tiêu chí. Phong trào phát triển kinh tế vườn, xây dựng vườn mẫu đã lan tỏa mạnh mẽ với trên 2 nghìn vườn mẫu được xây dựng, trong đó 860 vườn cơ bản đạt chuẩn theo 5 tiêu chí.
Năm 2016 Hà Tĩnh phấn đấu có thêm ít nhất 20 xã đạt chuẩn NTM; bình quân mỗi xã tăng tối thiểu 2 tiêu chí; 100% xã có các mô hình sản xuất theo quy mô lớn, vừa, nhỏ; bình quân mỗi xã có thêm 3 – 5 doanh nghiệp, 3 – 4 HTX, 1 tổ hợp tác; 100% xã triển khai xây dựng KDC NTM kiểu mẫu. 

“Phong trào xây dựng KDC NTM kiểu mẫu, vườn mẫu đã và đang tạo ra những miền quê đáng sống và nhận được sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư. Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình với những hàng rào trồng bằng cây xanh giúp NTM Hà Tĩnh tránh được tư tưởng “bê tông hóa” nông thôn”, ông Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Ông Sơn cũng cho hay, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí, sắp tới Hà Tĩnh sẽ xây dựng lộ trình huy động nguồn lực, cân đối nguồn vốn; chủ động có kế hoạch cụ thể đối với những tiêu chí khó, cần nguồn lực lớn; không chờ đợi vào nguồn ngân sách hỗ trợ; khắc phục tình trạng dồn việc xây dựng các công trình, hoàn thiện các tiêu chí vào năm đạt chuẩn. Đồng thời, phát huy tối đa quy chế dân chủ cơ sở,  lấy người dân và cộng đồng là chủ thể trong xây dựng NTM; ở đâu, địa phương nào thực hiện tốt phương châm này, vừa tạo được kết quả thuyết phục, vừa tạo được tiếng nói đồng thuận của người dân, bảo vệ thành quả chính họ xây dựng được thì ở đó NTM bền vững.

Phát biểu tại lễ tổng kết, ông Lê Đình Sơn, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ năm 2016 đã được thể hiện ngay trong các Nghị quyết, kế hoạch của tỉnh. Vì vậy, các địa phương cần xác định phải xây dựng NTM đồng đều ở tất cả các xã nhưng ưu tiên cho các xã khó khăn để nâng độ đồng đều giữa các vùng lên”.

Ông Lê Đình Sơn cũng phân tích, điều kiện xây dựng NTM của Hà Tĩnh càng về sau càng khó, vì vậy để hoàn thành mục tiêu năm 2020 có 50% (115/230 xã) đạt chuẩn NTM cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện xã phải vào cuộc quyết liệt; rà soát, quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất theo chuỗi để gắn kết người nông dân với doanh nghiệp...
Tại hội nghị, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã trao bằng khen của Thủ tướng chính phủ cho 9 tập thể, 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015; tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 12 tập thể, 23 cá nhân; vinh danh 21 điển hình tiêu biểu trong phòng trào xây dựng NTM năm 2015 và trao bằng công nhận đạt chuẩn cho 26 xã.
Theo Thanh Nga/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,473
  • Tổng lượt truy cập90,280,866
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây