Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới vùng biển cửa: Nan giải trăm bề!

Thứ tư - 01/04/2015 04:53
Được đánh giá là những địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế, song, do đặc thù phân bố dân cư, các xã vùng biển cửa đang gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Nếu không có chiến lược, định hướng phát triển cụ thể thì nguy cơ tụt hậu so với các địa phương khác đang hiện hữu.

Đất chật, người đông

“Các chú đến thôn Long Hải thì để xe ở UBND xã rồi đi bộ, chớ đường trên nớ ô tô không vào được mô”. Đó là lời chỉ dẫn của một cụ cao niên ở xã Thạch Kim (Lộc Hà) khi chúng tôi tìm về thôn Long Hải. Không tham gia sản xuất nông nghiệp, những ngư dân tại vùng biển cửa thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, bão lụt, do vậy, họ có xu hướng sống quây quần bên nhau trong không gian nhỏ. Trong khi diện tích đất ở không được mở rộng thì dân số tại các vùng biển cửa không ngừng gia tăng, do đó, mật độ dân cư vốn đã đông đúc nay lại càng dày đặc hơn.

Xây dựng nông thôn mới vùng biển cửa: Nan giải trăm bề!

Các trục đường giao thông ở Thạch Kim đã được bê tông hóa nhưng hầu hết rất chật hẹp, không đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Theo ông Lê Quốc Trí - Trưởng thôn Long Hải, toàn thôn có gần 2.500 nhân khẩu sống trên diện tích chưa đầy 1 km2. Do đất chật, người đông nên việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM ở đây hết sức khó khăn.

“Đơn cử, hệ thống giao thông mặc dù đã được cứng hóa 100% nhưng nếu tính theo tiêu chí NTM thì hầu hết các tuyến giao thông trên địa bàn cần phải được mở rộng. Cái khó ở đây không phải là kinh phí để xây dựng mà là đất để làm đường. Hàng rào chính là tường nhà, mở rộng đường thì phải đập nhà, mà ở đây, diện tích của mỗi ngôi nhà bình quân chỉ từ 40-100 m2, cá biệt có nhà chỉ được 25 m2. Để đạt được tiêu chí này, chúng tôi phải di dời rất nhiều nhà dân, trong đó có cả nhà cao tầng” - ông Trí bộc bạch.

Theo Ban Công tác mặt trận thôn Long Hải, nếu không có gì thay đổi, thời gian tới, nhà văn hóa thôn sẽ được xây dựng trên diện tích nhà văn hóa cũ. Mục tiêu xây mới cũng chỉ khiêm tốn ở việc đáp ứng đủ số lượng chỗ ngồi cho người dân đến sinh hoạt, còn đạt tiêu chí hay không thì chưa dám bàn tới.

Tương tự thôn Long Hải, nhà văn hóa thôn Phúc Hải (Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) sau gần 10 năm đi vào hoạt động với diện tích hơn 60 m2 không đảm nhiệm được vai trò của một trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng với 245 hộ dân.

“Ngoài kinh phí đầu tư, xây mới hội quán, kinh phí để mở rộng khuôn viên nhà văn hóa không hề nhỏ. Theo tính toán, chúng tôi phải mua thêm 2 vườn đất của các hộ sống xung quanh mới đủ diện tích tối thiểu 500 m2. Với giá đất như hiện nay, tính ra tiền mua đất cao gấp 2-3 lần tiền xây dựng” - Trưởng thôn Phúc Hải Võ Quang Hoa cho biết.

Theo Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng Nguyễn Sỹ Huyền, sau khi sáp nhập thôn, các trung tâm sinh hoạt cộng đồng đều trong tình trạng thiếu đất, chật chội. Hiện, địa phương vẫn chưa tìm ra giải pháp cụ thể để hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa.

Phát triển thiếu bền vững

Có những tiêu chí trong thực hiện chương trình xây dựng NTM tưởng chừng rất dễ ở các địa phương khác thì tại các xã vùng biển cửa lại không hề đơn giản. Được tiếng là xã giàu nhưng từ lâu, Cương Gián (Nghi Xuân) vẫn nghèo… nước sinh hoạt.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thanh, để khắc phục tình trạng nước nhiễm sắt, nhiễm phèn, năm 2005, từ các nguồn huy động, nhà máy nước Cương Gián có tổng mức đầu tư 2,2 tỷ đồng đã được xây dựng. Tuy nhiên, khi đưa vào hoạt động, do chất lượng nguồn nước không đảm bảo, người dân từ chối dùng nước máy. Nhà máy nước tiền tỷ bị bỏ hoang từ đó đến nay. Cũng theo ông Thanh, do mật độ dân cư phân bố đông đúc nên việc giải quyết rác thải, nước thải sinh hoạt khá nan giải. Toàn xã mới chỉ xây dựng được 8/20 km mương thoát nước khu dân cư, HTX môi trường đã thành lập nhưng thiếu điểm tập kết, xử lý rác…

Qua tìm hiểu, việc thực hiện tiêu chí 17 (môi trường) tại các xã vùng biển cửa đang gặp muôn vàn khó khăn. Theo Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng Nguyễn Sỹ Huyền, mặc dù nghĩa trang của xã nằm giữa 3 khu vực dân cư nhưng vấn đề di dời là bất khả thi. Chưa nói đến việc thiếu địa điểm để di dời, vấn đề kinh phí, giải quyết các yếu tố liên quan đến tâm linh, ý thức của người dân…

Cũng do đặc điểm sinh hoạt, hình thái sản xuất, câu chuyện sinh con thứ 3, vi phạm kế hoạch hóa gia đình ở các địa phương vùng biển cửa trở nên phổ biến. Bình quân tỷ lệ sinh con thứ 3 ở các địa phương luôn ở mức 20-30%. Nguyên nhân thì ai cũng rõ nhưng các địa phương đang thiếu quyết liệt trong việc giảm thiểu vi phạm.

Theo Chủ tịch UBND xã Xuân Hội (Nghi Xuân) Võ Văn Tùng, do đặc trưng của nghề đi biển nên thu nhập của ngư dân vẫn phập phù, thiếu ổn định. Những năm gần đây, tỷ lệ lao động đi làm việc ở nước ngoài có gia tăng nhưng vấn đề phát huy hiệu quả đồng tiền gửi về từ nước ngoài chưa tương xứng. Người dân chưa chú trọng việc tái đầu tư, phát triển, do vậy, tiềm năng, lợi thế phát triển kinh doanh, dịch vụ vùng biển cửa chưa được khai thác hiệu quả. Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, do chưa xây dựng được hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá tương xứng với lợi thế đánh bắt nên các địa phương vùng biển cửa chưa phát huy được thế mạnh vốn có. Việc tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy phát triển sản xuất còn khiêm tốn… Vì vậy, để xây dựng NTM ở các xã vùng biển cửa thành công sẽ còn rất nhiều vấn đề trước mắt cần được giải quyết.

Ngô Tuấn
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại930,133
  • Tổng lượt truy cập92,103,862
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây