Học tập đạo đức HCM

Đoàn viên huyện miền núi với tấm lòng thiện nguyện

Thứ năm - 01/10/2020 04:32
Không chỉ là một đoàn viên tâm huyết, nhiệt tình, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Thầy giáo Lê Hoài Nam, giáo viên trường THCS Liên Hương còn được học sinh, đồng nghiệp yêu mến, quý trọng bởi tấm lòng thiện nguyên, sự sẻ chia, lan tỏa yêu thương.

1

Thầy Nam (ngoài cùng bên trái) cùng các tổ chức, cá nhân trao hỗ trợ nhà tình thương

Sống trên đời này, mỗi người có một quan điểm, lý tưởng sống khác nhau. Với thầy Nam thì “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Quan điểm sống đó trong những năm qua đã đưa bước chân thầy đi khắp các nẻo đường để tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi Vũ Quang, chứng kiến những vất vả của

người dân nơi vùng quê nghèo lam lũ đã thôi thúc chàng thanh niên ngày nào cố gắng vươn lên học tập thành tài và trở về phục vụ quê hương. Tốt nghiệp đại học, thầy chọn về ngôi trường làng đã gắn bó với tuổi thơ để giảng dạy, tiếp thêm niềm ước mơ cho các em học sinh nghèo nơi đây. Thầy luôn tâm niệm “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, bởi vậy, ngay từ những ngày đầu mới ra trường, thầy xác định xây dựng hình ảnh người giáo viên mẫu mực trong mắt học trò là vô cùng quan trọng. Vì vậy, thầy luôn ý thức, nhắc nhở bản thân phải giữ chuẩn mực, gương mẫu, là tấm gương cho học sinh noi theo. Là giáo viên trẻ, thầy luôn học hỏi những đồng nghiệp đi trước, tích cực tham gia các cuộc hội giảng, dự giờ để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn. Hàng năm, thầy tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, nhiều sáng kiến của thầy được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện áp dụng rộng rãi trong hoạt động giảng dạy của bộ môn. Những giờ giảng của thầy luôn hấp dẫn và tạo được hứng thú cho học sinh bởi sự chân thực, nhẹ nhàng, bởi những dẫn chứng cụ thể, sinh động và bởi sự tận tâm của thầy.

Gương mẫu, nhiệt tình trong các phong trào, các hoạt động ngoài giờ lên lớp với tác phong “nói đi đôi với làm”, thầy quan tâm đến từng học trò và tạo khối đoàn kết trong tập thể nhà trường. Sự quan tâm của thầy không chỉ ở những tiết dạy trên lớp mà cả trong cuộc sống thường nhật.

2

Thầy đã có 38 lần hiến máu tình nguyện

Trực tiếp giảng dạy, thấu hiểu từng hoàn cảnh các em học sinh và người dân nơi đây, thầy luôn canh cánh bên mình những trăn trở. Bởi vậy, sau thời gian giảng dạy ở trường, tranh thủ những buổi không có tiết dạy hay ngày nghỉ thầy tham gia các hoạt động từ thiện, kết nối những tấm lòng nhân ái để sẽ chia, giúp đỡ các đối tượng yếu thế trong xã hội. Dù tuổi đời còn rất trẻ, 37 tuổi, nhưng thầy đã có 38 lần tham gia hiến máu, bởi với thầy “Mỗi giọt máu cho đi- một cuộc đời ở lại”.

Thầy chia sẻ “Tôi từng tham gia hiến máu nhiều lần và sau mỗi lần hiến, tôi cảm thấy mình nhận được nhiều hơn ý nghĩa của từng giọt máu cho đi”; “Cứu một mạng người bằng xây bảy tòa tháp”. Thầy kể: Nhiều lần bạn bè, người thân lo lắng cho sức khỏe của tôi vì tần suất và số lượng cho máu quá nhiều nhưng cứ nghĩ đến nhiều người phải từ giã cõi đời vì không đủ máu lại thôi thúc tôi và tôi thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn khi cho đi”. Không những chỉ tham gia hiến máu ở các đợt do huyện phát động mà thầy còn là ngân hàng máu sống, sẵn sàng tình nguyện cho máu khi bệnh nhân nào cần máu trong các trường hợp nguy cấp. Và thầy còn là tuyên truyền viên tích tại cơ quan, địa phương, thầy vận động, tư vấn, tuyên truyền cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp hiểu về ý nghĩa của việc hiến máu và bởi chính thầy là minh chứng cho nhiều lần tham gia nên đã động viên được nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia nghĩa cử cao đẹp này.

Nhận thấy nhiều người muốn tham gia hiến máu nhưng do tâm lí sợ mất sức, sợ nhiễm bệnh, sợ ảnh hưởng sức khỏe. Thầy đã giải thích cho mọi người hiểu hiến máu không chỉ cứu người khác mà còn giúp cơ thể mình thay đổi máu, tái tạo máu mới, tốt cho sức khỏe. Với những người tham gia hiến máu nhiều lần, thầy chủ động chia sẻ kinh nghiệm về chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao, duy trì lối sống lành mạnh để đảm bảo cung cấp nguồn máu sạch cho bệnh viện và bệnh nhân khi nhận máu.

Không chỉ tích cực tham gia hiến máu mà nhắc đến thầy, người ta nghĩ ngay đến một thầy giáo cần mẫn với các hoạt động từ thiện và kết nối những tấm lòng thiện nguyện để giúp đỡ các đối tượng người nghèo, neo đơn, ốm đau, bệnh tật, những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, học tập.

3

Thầy Nam trao quà hỗ trợ cho học sinh nghèo tại Hội chợ Xuân 2020

Vào các dịp đầu năm học mới hay những dịp tết đến xuân về lại thấy bóng dáng “Thầy Nam” trên các hoạt động từ thiện. Chỉ tính riêng trong năm học 2019- 2020 thầy đã khâu nối, kêu gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ với số tiền trên 600 triệu đồng. Trong chương trình “Tết cho người nghèo” nhân dịp tết nguyên đán Canh Tý thầy cùng cùng các nhà hảo tâm trao tặng 150 suất quà, mỗi suất trị gía gần 400 ngàn đồng cho các đối tượng là người già cả, neo đơn, người nghèo trên địa bàn Vũ Quang, Đức Thọ; Chương trình “Xuân ấm học sinh năm 2020” thầy đã trao tặng gần 200 suất quà tại các trường THCS Liên Hương, Tiểu học Đức Lĩnh, TH-THCS Đức Lĩnh, ....cho các em học sinh nghèo, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, ốm đau, hoạn nạn.

4

Thầy Nam trao hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người nghèo xã Đức Hương  trong đợt dịch Covid-19

Trong hoạt động chung tay đẩy lùi đại dịch COVID-19 thầy là một đoàn viên tích cực.  Bên cạnh việc cùng với nhà trường tuyên truyền cho học sinh về các biện pháp phòng chống, đẩy lùi dịch, hướng dẫn học sinh dọn dẹp trường lớp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thầy chủ động kêu gọi các nhà hảo tâm, con em xa quê, các tổ chức hỗ trợ về tiền mặt và nhu yếu phẩm như: Gạo, mỳ tôm, khẩu trang, dung dịch rửa tay sát khuẩn và các nhu yếu phẩm khác với tổng số tiền ước tính hơn 300 triệu đồng. Số tiền mặt và nhu yếu phẩm này được thầy trao tặng cho khu cách ly của huyện, bà con nhân dân huyện Vũ Quang và các cơ sở trường học trên địa bàn huyện. Riêng trường THCS Liên Hương, nơi thầy công tác được trao tặng máy rửa tay sát khuẩn tự động, học sinh được cấp phát khẩu trang miễn phí, dung dịch sát khuẩn, hỗ trợ mì tôm, gạo....

 Hơn 5 năm qua, dấu chân tình nguyện của thầy hằn in trên mọi nẻo đường, các địa phương trong tỉnh để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, động viên họ vươn lên trong cuộc sống. Dù giá trị vật chất của thầy và các nhà hảo tâm do thầy kết nối đôi khi chỉ là vài ký gạo, thùng mì tôm nhưng ý nghĩa về tinh thần của nó thật lớn lao. Đi tới đâu, thầy cũng nhận được những ánh mắt trìu mến, những nụ cười biết ơn, đó chính là giá trị của cuộc sống, là món quà cho những việc làm nhân văn của thầy.

Thiết nghĩ trong cuộc sống này vẫn còn đó rất nhiều những tấm gương nhà giáo khác nữa, họ đang ngày đêm âm thầm cống hiến với tấm lòng “thương người như thể thương thân”.  Thầy giáo Lê Hoài Nam được quý mến, cảm phục bởi lối sống giản dị, từ tấm lòng biết sẻ chia, cảm thông, giúp đỡ mọi người từ kinh nghiệm giảng dạy đến những vui buồn trong cuộc sống. Thầy cho rằng được học sinh, bạn bè, đồng nghiệp yêu thương, kính trọng là phần thưởng, niềm tự hào, hạnh phúc nhất của những năm tháng đứng trên bục giảng.

5

Thầy đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện

Ghi nhận những đóng góp, cống hiến của thầy trong những năm qua, trong đợt vinh danh các tập thể, cá nhân tiêu biểu do Hội chữ thập đỏ tỉnh tổ chức, thầy đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện. Thầy thật sự xứng đáng là tấm gương để thế hệ trẻ học tập, noi theo.

 
Theo Bảo Lộc (LĐLĐ huyện Vũ Quang)/congdoanhatinh.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập444
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm441
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại821,937
  • Tổng lượt truy cập88,177,007
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây