Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hà Tĩnh dịch chuyển đối tượng cây trồng vụ đông truyền thống

Thứ năm - 08/10/2020 11:22
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, nông dân Hà Tĩnh đang đối mặt với những khó khăn khi triển khai sản xuất vụ đông 2020.
Nông dân Hà Tĩnh dịch chuyển đối tượng cây trồng vụ đông truyền thống

Trận mưa lớn trong 2 ngày 17-18/9 đã gây thiệt hại nặng nề đối với 10 ha rau màu của người dân xã Tượng Sơn (Thạch Hà)

Ngay những ngày đầu vụ đông 2020, nông dân Hà Tĩnh đã đối mặt với sự “đỏng đảnh”, bất thường của thời tiết. Là vựa rau chủ lực ven đô, ngay từ đầu vụ đông, nông dân xã Tượng Sơn (Thạch Hà) đã xuống giống, gieo trồng hơn 10 ha rau cải, ngò, dưa chuột… Tuy nhiên, khi những mầm cải vừa nhú, những ruộng dưa chuột vừa bén rễ, trận mưa lớn trong 2 ngày 17-18/9 đã nhấn chìm cánh đồng rau màu các thôn Sâm Lộc, Hà Thanh.

“Cây dưa chuột chỉ cần mưa ngập trên 4h, sau khi nước rút là rễ cây bị thối và cây sẽ bị chết. Hơn một sào dưa chuột chuẩn bị thu hoạch nếu bị chết do ngập úng thì gia đình thất thu khoảng 5 triệu đồng” - chị Dương Kim Hà ở thôn Sâm Lộc cho biết.

Nông dân Hà Tĩnh dịch chuyển đối tượng cây trồng vụ đông truyền thống

Trong 2 ngày 17-18/9, mưa lớn và lốc xoáy đã làm hư hỏng nhiều tài sản, hàng trăm ha cây ăn quả, rau màu trên địa bàn Hà Tĩnh bị đổ gãy, hư hỏng.

Trước đó, trong 2 ngày 17-18/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, trên địa bàn Hà Tĩnh có mưa to đến rất to và dông; gió mạnh cấp 4 - 5, giật cấp 6 - 7, riêng khu vực ven biển có gió mạnh giật cấp 8, cấp 9. Mưa lớn và lốc xoáy đã làm hư hỏng nhiều tài sản, hàng trăm ha cây ăn quả, rau màu bị đổ gãy, hư hỏng. Thiệt hại ước tính hơn 30 tỷ đồng.

2 ngày vừa qua (7-8/10), do tiếp tục chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa kết hợp với rìa bắc dải hội tụ nhiệt đới nên toàn tỉnh có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; lượng mưa phổ biển ở mức 200 - 400mm/đợt, có nơi trên 500mm. Hiện tại, lũ trên các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và sông La đang tiếp tục dâng cao.

“Nếu mưa tiếp tục, nước lũ dâng cao, gần 2.000 ha rau màu dọc bãi ven sông Ngàn Phố và một số xã vùng thấp lụt vùng hạ huyện Hương Sơn sẽ mất trắng” – bà Uông Thị Kim Yến, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn thông tin.

Hà Tĩnh là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Ngoài những đợt bão, mưa lũ, Hà Tĩnh còn phải đối mặt với những biến đổi bất thường của thời tiết như nắng nóng gay gắt, rét đậm, rét hại kéo dài.

Nông dân Hà Tĩnh dịch chuyển đối tượng cây trồng vụ đông truyền thống

Chỉ cần một trận mưa khoảng nhỏ, đồng ruộng xã Sơn Tiến (Hương Sơn) đã ngập chìm trong biển nước.

Ông Trần Đức Bá – Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, thời tiết tháng 10-12 dự báo có những diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ đông. Nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 0,5-100C, không khí lạnh khả năng xuất hiện sớm, đợt rét đậm rét hại đầu tiên khả năng vào cuối tháng 12; lượng mưa các tháng 10 và 11 cao hơn TBNN từ 10-20%.

Ông Nguyễn Trí Hà – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ đông 2020, Hà Tĩnh đặt mục tiêu gieo trồng 10.959 ha, tổng sản lượng trên 110.000 tấn, với các loại cây trồng chính: ngô lấy hạt, ngô sinh khối, khoai lang và rau các loại. Đến thời điểm này, các địa phương đã triển khai thực hiện 25-28% diện tích vụ đông.

“Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhiều địa phương đang có xu hướng dịch chuyển các đối tượng cây trồng vụ đông truyền thống sang các loại các loại cây trồng khác như: dưa lưới, hành tăm, cây ăn quả, các loại hoa… nhằm thích ứng với thời tiết và cho giá trị kinh tế cao” – ông Hà cho hay.

Nông dân Hà Tĩnh dịch chuyển đối tượng cây trồng vụ đông truyền thống

Trồng dưa chuột, dưa lưới và một số rau màu trong nhà lưới, nhà màng đang được người dân Hà Tĩnh triển khai ứng dụng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Để phát triển nông nghiệp trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Chuyển giao các giống cây trồng mới, chế độ canh tác phục vụ sản xuất hàng hóa theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh; bố trí hệ thống trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, gắn thâm canh tăng năng suất với bảo vệ tài nguyên môi trường và kiểm soát rủi ro do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Nguồn tin: Bá Tân/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại234,392
  • Tổng lượt truy cập92,612,056
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây