Theo báo cáo của huyện Can Lộc, từ ngày 2/10 – 22/11/2020, trên địa bàn huyện có dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tái phát tại 24 hộ chăn nuôi của 11 thôn thuộc 5 xã: Quang Lộc, Xuân Lộc, Trung Lộc, Mỹ Lộc, Khánh Vĩnh Yên. Số lợn bị bệnh và phải tiêu hủy là 106 con, tổng trọng lượng 5.542kg.
Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, huyện Can Lộc đã tập trung tối đa các biện pháp xử lý như: Cấp 3.200 lít hóa chất phun tiêu độc khử trùng và hơn 6 tấn vôi bột phòng chống dịch tại các địa phương.
Tuy nhiên, trong công tác phòng dịch vẫn còn một số khó khăn như: thời tiết diễn biến phức tạp, lực lượng thú y của nhiều xã thiếu và yếu nên chưa tham mưu kịp thời cho chính quyền cũng như ngành cấp trên.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn trao đổi với hộ dân ở thôn Văn Cử, xã Xuân Lộc (Can Lộc) có lợn bị DTLCP
Do thời điểm gần đến dịp tết nên nhiều người dân chăn nuôi nhỏ lẻ đang tiếp tục tái đàn nhưng chưa đảm bảo an toàn sinh học, chưa chấp hành đầy đủ công tác phòng dịch cộng với thời tiết mưa ẩm… nên nguy cơ mầm bệnh dễ lây truyền trong chăn nuôi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn lưu ý, DTLCP đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng lây lan nhanh tại nhiều tỉnh, thành phố. Tại Hà Tĩnh, DTLCP đã tái phát trên địa bàn 26 xã thuộc 7 huyện, thị, thành phố; đến nay còn 13 xã có dịch chưa qua 21 ngày, đã làm cho 251 con lợn mắc bệnh, ốm chết, phải tiêu hủy.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu chính quyền địa phương, các hộ chăn nuôi tiếp tục tập trung cao các biện pháp, giải pháp chuyên môn phòng chống dịch bệnh; khởi động lại các kịch bản phòng chống dịch UBND tỉnh đã ban hành.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu chính quyền địa phương, các hộ chăn nuôi tiếp tục tập trung cao các biện pháp, giải pháp chuyên môn phòng chống dịch bệnh
“Tập trung quản lý vùng dịch, tiêu độc khử trùng, dùng mọi biện pháp hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh. Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, đặc biệt là buôn bán, vận chuyển lợn từ các vùng có dịch. Trong điều kiện thời tiết, môi trường vừa trải qua mưa lũ, việc đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi là rất khó. Vì vậy, người dân không nên tái đàn. Đây là nội dung rất quan trọng để hạn chế phát sinh dịch bệnh cũng như thiệt hại trong chăn nuôi” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh.
Cũng trong sáng nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn đã kiểm tra công tác khôi phục sản xuất vụ đông tại Hương Sơn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn kiểm tra công tác khôi phục sản xuất vụ đông tại Hương Sơn.
Sau mưa lũ, huyện Hương Sơn đã tập trung chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là những vùng bãi bồi, đất cao cạn phù hợp với cây trồng vụ đông khôi phục lại diện tích bị hư hỏng. Đến nay, toàn huyện đã gieo trồng lại 1.200 ha ngô/1.850 ha và 280/300 ha rau màu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu địa phương tiếp tục tuyên truyền, động viên bà con tranh thủ thời tiết thuận lợi ra đồng khôi phục sản xuất đảm bảo an sinh, với tinh thần phủ kín màu xanh trên đồng ruộng, vườn nhà.
Đến nay, toàn huyện Hơng Sơ đã gieo trồng lại 1.200 ha ngô/1.850 ha và 280/300 ha rau màu.
Trong đợt mưa lũ vừa qua, hệ thống kênh mương tại nhiều địa phương bị hư hỏng, xuống cấp, ảnh hưởng đến tưới tiêu. Vì vậy, các địa phương phát động phong trào toàn dân ra quân làm thủy lợi, nạo vét, sửa chữa, nâng cấp các công trình hư hỏng, xuống cấp, kịp thời phục vụ sản xuất, dân sinh, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
Theo Thanh Hoài/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã