Học tập đạo đức HCM

Tốt nghiệp trung cấp thú y về quê lập nghiệp, 8X Hà Tĩnh thu tiền tỷ từ trại gà thương phẩm

Chủ nhật - 08/11/2020 02:53
Kiến thức trung cấp thú y giúp anh Thiều Quang Đường (SN 1982, thôn Hoa Đông, xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát triển trại gà 5.000 con, đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
h, Hà Tĩnh) phát triển trại gà 5.000 con, đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
1 27

Từ bỏ mức lương ổn định ở công ty lớn, anh Đường đã quay trở về quê hương lập nghiệp với mô hình chăn nuôi chuyên canh về giống gà mía Sơn Tây

Tất bật chuẩn bị thức ăn cho đàn gà, anh Đường hăng say kể cho chúng tôi câu chuyện khởi nghiệp của mình.

Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, năm 2001, tốt nghiệp THPT, anh quyết định tạm gác việc học, lên đường vào miền Nam làm công nhân cho công ty giày da. 4 năm làm việc chăm chỉ, tích góp, vốn sẵn đam mê với nghề chăn nuôi, anh quyết dùng số tiền mình dành dụm được thi lại vào Trường Trung cấp thú y.

Năm 2007, anh được nhận vào làm vị trí kỹ thuật viên Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam với mức lương gần chục triệu đồng. Cứ nghĩ thế là yên ổn cuộc sống với mức thu nhập ổn định, nhưng sau những lần về thăm nhà, nhìn thấy mảnh đất vườn rộng lớn bỏ không của bố mẹ, anh nung nấu ý định cải tạo, lập nghiệp lâu dài ở quê hương.

2 24

Khởi nghiệp từ 1.000 con, nay mô hình nuôi gà của anh đã đạt số lượng 5.000 con, cho doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm

Năm 2015, anh Đường quyết định nghỉ việc, từ bỏ mức thu nhập ổn định để bắt tay vào xây dựng trang trại chuyên canh nuôi gà với tổng diện tích hơn 0,5 ha. Chia sẻ về sự lựa chọn này, anh kể: “Từ nhỏ, tôi đã đam mê chăn nuôi gà. Tầm 6 - 7 tuổi đã tự nuôi riêng một đôi gà. Trong thâm tâm lúc nào tôi cũng mong muốn thành lập một trang trại gà của riêng mình”.

Tính toán tìm cách làm giàu từ niềm đam mê của mình, anh Đường phát hiện ra vùng đất Sơn Tây có giống gà mía đặc sản nổi tiếng lại thích nghi với nuôi thả đồi trên diện tích rộng - một lợi thế của vùng đất quê anh. Thế nên, anh quyết tâm vay mượn số vốn gần 200 triệu đồng đầu tư chuồng trại để thả 1.000 con gà mía.

3 17

“... Chủ động tìm nguồn giống tốt, đồng thời áp dụng hình thức chăn nuôi bằng khoa học hoàn toàn mới mong tránh các rủi ro thiệt hại...” - anh Đường chia sẻ về kinh nghiệm sau 5 năm nuôi gà của mình.

Nắm chắc kiến thức chăn nuôi và thú y nên việc chăn nuôi của anh Đường khá thuận lợi, đến năm 2018, anh phát triển đàn gà lên 5.000 con/lứa.

Tuy phải đầu tư vốn ban đầu tương đối lớn nhưng gà mía dễ nuôi, giá cao, dễ bán, hiệu quả gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa hoặc nuôi các giống gà khác. Kinh nghiệm của anh là cho ăn đầy đủ bằng các loại thức ăn có sẵn như thóc, ngô, khoai, sắn, rau, cỏ và nuôi cách ly trong các vườn trại có rào chắn, thực hiện nghiêm quy trình phòng bệnh bằng vắc-xin, bổ sung các loại khoáng, vitamin, nhất là gà ở giai đoạn đẻ trứng và vỗ béo để nâng cao sức đề kháng cho gà.

Anh Đường cho hay: “Sợ nhất là gà mắc dịch bệnh, đồng nghĩa là mất trắng. Cho nên khi đã xác định dấn thân với công việc này, trước hết phải thực sự chuyên tâm với nó, cập nhật các kiến thức chăn nuôi, chủ động tìm nguồn giống tốt, đồng thời phải áp dụng hình thức chăn nuôi bằng khoa học hoàn toàn mới mong tránh các rủi ro thiệt hại”.

Từ việc nuôi gối và chủ động được con giống, mỗi năm, gia đình anh Đường cho xuất chuồng 2 lứa gà với tổng số lượng 10.000 con, với giá bán buôn tại nhà chủ yếu cho các thương lái từ Quảng Bình và Nghệ An về, đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm, lãi ròng gần 300 triệu đồng/năm.

4 13

Ngoài chuyên canh nuôi gà, anh Đường cũng bắt đầu triển khai trồng gần 200 gốc cam để nâng cao thu nhập cho gia đình.

Nhận thấy công việc khá thuận lợi, năm nay, anh Đường quyết định xây dựng thêm một khu chuồng trại mới, nâng quy mô nuôi gà lên gấp đôi so với hiện nay. Ngoài chăn nuôi, anh bắt đầu triển khai trồng gần 200 gốc cam để nâng cao thu nhập cho gia đình mình,

Đánh giá về mô hình của anh Thiều Quang Đường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Hoa Nguyễn Mạnh Tấn cho hay: “Trại chăn nuôi gà của anh Thiều Quang Đường là một điển hình trong phong trào nông dân làm kinh tế giỏi. Hội Nông dân chúng tôi đánh giá cao hiệu quả mô hình và xem đây là một hướng đi phù hợp để tuyên truyền, nhân rộng trong toàn xã...".

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Hôm nay21,640
  • Tháng hiện tại796,918
  • Tổng lượt truy cập91,970,647
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây