Học tập đạo đức HCM

5.000 mô hình sản xuất xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 25/09/2012 19:40
Sau 2 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương cả nước đã xây dựng được gần 5.000 mô hình sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập từ 20-25%.
 

Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai chương trình khu vực phía Bắc. - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 25/9, tại Vĩnh Phúc, Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm triển khai chương trình khu vực phía Bắc.

Theo báo cáo tại hội nghị,  ngân sách trung ương trong 2 năm qua đã hỗ trợ  cho 30 tỉnh phía Bắc (trừ thành phố Hà Nội) là  2.054 tỷ đồng. Trong đó năm 2012 là 1.110,3 tỷ  đồng, tăng 17,6% so với năm 2011. Ngân sách địa phương, tính đến hết tháng 8/2012 đã có 21/31 tỉnh bố  trí ngân sách địa phương cho Chương trình nông thôn mới, với tổng kinh phí 16.641 tỷ đồng.

Theo ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, tính đến nay đã có  2.436/5.855 xã đã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới, đạt 42%. Trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ 51%, khu vực Bắc Trung Bộ đạt 43%, vùng miền núi phía Bắc đạt 35%.

Có 7/31 tỉnh đã hoàn thành phê duyệt đề án là Hà Tĩnh, Lào Cai, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc. Có 8/29 tỉnh đạt tỷ lệ  phê duyệt đề án rất thấp gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Hưng Yên, Hải Phòng và Quảng Trị.

Thực tế cho thấy, công tác lập đề án xây dựng nông thôn mới hiện đang bộc lộ những bất cập như chưa bám sát quy hoạch của xã, năng về tính toán đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến sản xuất, môi trường, văn hóa…; nhiều giải pháp thiếu tính thực tiễn, việc phê duyệt của cấp huyện còn mang tính hình thức.

Một điểm đáng chú ý là sau 2 năm triển khai Chương trình, các địa phương cả nước đã xây dựng được gần 5.000 mô hình sản xuất (nâng cao giá trị thu nhập từ 20-25%), nhiều tỉnh phát động phong trào dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng…

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ  đạo, nhìn chung công tác phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa hiệu quả, nâng cao thu nhập cho cư dân ở các tỉnh phía Bắc còn chậm, đề án phát triển sản xuất ở nhiều xã mang nặng tính tự phát. Liên kết sản xuất giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học chậm phát triển; công tác tập huấn, đào tạo nghề nông dân còn rất hạn chế…

Đỗ Hương

Theo chinhphu.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại830,831
  • Tổng lượt truy cập92,004,560
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây