Học tập đạo đức HCM

Sơ kết 2 năm triển khai XDNTM tại các tỉnh, thành phía Nam: Đẩy nhanh tiến độ

Thứ năm - 27/09/2012 05:38
Tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) các tỉnh, thành khu vực phía Nam vừa tổ chức tại TP. Quy Nhơn (Bình Định), nhiều ý kiến cho rằng, dù đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng chương trình vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, trong đó tồn tại lớn nhất là công tác tuyên truyền còn nặng tính hình thức, dẫn đến một bộ phận cán bộ và người dân chưa hiểu rõ.
 
Đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Phước Sơn (Tuy Phước-Bình Định).

Những điển hình vượt khó

Qua 2 năm triển khai XDNTM, nhiều địa phương phía Nam đã vượt khó bằng những cách làm sáng tạo.

Điển hình như ở Long An, trong 2 năm qua, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực và người dân tập trung cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả là nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp luôn tăng trưởng ở mức cao, năm 2010 tăng 23%; năm 2011 tăng 10%; năm 2012 ước tăng 28%. Đặc biệt, cách huy động nhân dân đóng góp xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng là thành công lớn của tỉnh. Người dân đã đóng góp 50% vốn để bê - tông hóa các tuyến đường liên ấp, liên xóm, đường trục chính rộng 2,5m trở lên, dày 10-15cm; đồng thời đóng góp 40% kinh phí bê - tông hóa hệ thống kênh mương.

Tại Đồng Tháp, dù có hệ thống sông ngòi chằng chịt nhưng đến nay, tỉnh đã đạt được tiêu chí về phát triển giao thông nông thôn. Đơn cử như Tam Nông, địa phương chủ yếu sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản trên nhiều ô bao lớn nên việc phát triển hệ thống đê bao kết hợp giao thông nông thôn được chính quyền huyện đặc biệt quan tâm. Để làm được điều này, ngoài việc tập trung các nguồn vốn trực tiếp, vốn lồng ghép, các địa phương ở Tam Nông còn chủ động thay đổi cách làm. Đối với mỗi công trình đê bao, huyện đều có kế hoạch, kinh phí cụ thể và được người dân bàn bạc, trong đó phần huy động từ các hộ có liên quan được chia công bằng trên đơn vị diện tích, những hộ bị mất đất được bồi hoàn lại ngoài phần đóng góp từ nguồn vốn huy động xây dựng công trình. Nhờ vậy, trong quá trình thực hiện, chính quyền địa phương đã nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận từ phía nhân dân.

Tại Bình Định, trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, địa phương đã chủ động tổ chức thực hiện, vận dụng cơ chế chính sách phù hợp, lồng ghép các chương trình dự án và huy động nguồn lực của nhân dân để XDNTM. Điều đáng ghi nhận là người dân trên địa bàn 9 xã của các huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, thị xã An Nhơn, TP.Quy Nhơn đã tự nguyện đóng góp, hiến 55.741m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi.

Theo ông Lê Huy Ngọ, cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cố vấn Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM: “Đáng ghi nhận là ngoài việc chú trọng xây dựng hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, các địa phương đã tập trung phát triển sản xuất, tạo đà để nâng cao mức thu nhập của người dân. Một số địa phương như Trà Vinh, Long An, TP.Hồ Chí Minh, Lâm Đồng đã có chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Chủ động tháo gỡ khó khăn

Đánh giá về công tác triển khai chương trình XDNTM, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM cho biết: Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai XDNTM, một số tỉnh, thành phía Nam còn thiếu quyết tâm, chưa thật sự chỉ đạo quyết liệt, hoạt động của một số ban chỉ đạo địa phương hiệu quả thấp, chưa tạo được chuyển biến rõ nét. Về công tác tuyên truyền, bên cạnh một số địa phương làm tốt vẫn còn nhiều nơi chưa tập trung vào công tác này. Đặc biệt, việc tuyên truyền còn nặng về nội dung xây dựng hạ tầng, nhẹ về nội dung xây dựng văn hóa, xã hội, môi trường ở nông thôn; chưa chú trọng đến việc tổ chức tham quan, học tập những mô hình, cách làm hay để phổ biến nhân rộng. Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác XDNTM còn nhiều hạn chế. Đội ngũ giảng viên vừa yếu vừa thiếu, chưa có kinh nghiệm trong triển khai, thực hiện XDNTM. Ban chỉ đạo của một số địa phương chưa quan tâm đến việc giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo; tài liệu và nội dung giảng dạy còn khá nghèo nàn. Việc đào tạo cán bộ XDNTM còn nặng về lý thuyết, thiếu phù hợp với thực tế và yêu cầu XDNTM ở cơ sở.

Một khó khăn, vướng mắc lớn mà các địa phương ở các tỉnh phía Nam đang gặp phải là công tác quy hoạch còn chậm. Đến hết tháng 8/2012, mới có 1.037/3.198 xã phê duyệt xong đồ án quy hoạch XDNTM, đạt 33% và bằng 17,5% so với bình quân cả nước. Một số địa phương có tỷ lệ phê duyệt quy hoạch thấp như: Đồng Nai 2%, Khánh Hòa 4%, Quảng Nam 7%... Các đơn vị tư vấn đa phần đều lúng túng trong quy hoạch chi tiết sản xuất. Ở cấp xã, hiện mới có 974 xã (chiếm 28%) đã phê duyệt xong đề án XDNTM, trong đó các tỉnh Tây Nguyên có tỷ lệ đề án được phê duyệt cao nhất với 51%, Đông Nam Bộ 38%; Đồng bằng sông Cửu Long 10% và Đông Nam Bộ 6%. Các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Bình Phước... có số xã hoàn thành phê duyệt đề án thấp…

Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý: “Chương trình XDNTM là cuộc “cách mạng” làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cho gần 60 triệu người dân sinh sống ở khu vực nông thôn. Để đạt được thắng lợi trong XDNTM, cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Trong thời gian tới, các địa phương cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: Tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện ở cơ sở; tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ; quy hoạch và lập đề án XDNTM với mục tiêu đến cuối năm 2012 phải có 90% số xã hoàn thành công tác quy hoạch chung; chú trọng xây dựng hạ tầng và phát triển sản xuất; vận động, hướng dẫn người dân tham gia công tác cải thiện môi trường nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí về XDNTM cho phù hợp với tình hình thực tế; ban hành bộ tài liệu tập huấn, đào tạo cán bộ vận hành, điều phối XDNTM cấp xã, thôn, bản đồng bộ, thống nhất trong cả nước; ban hành các thông tư về quy định trình tự, thủ tục xét duyệt, công nhận xã đạt chuẩn NTM và có cơ chế thưởng cho những địa phương làm tốt việc triển khai XDNTM.

Phú Mỹ

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay46,095
  • Tháng hiện tại999,907
  • Tổng lượt truy cập92,173,636
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây