Học tập đạo đức HCM

Cá điêu hồng qua cơn “bĩ cực”

Thứ năm - 29/11/2012 20:01
Trong 10 tháng đầu năm 2012, phần lớn thời gian giá cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang nằm ở mức thấp hơn giá thành sản xuất nên người nuôi cá bị lỗ nặng. Đến nay, khi giá cá điêu hồng tăng mạnh trở lại với mức 3.000-4.000 đồng/kg so với tháng trước, thì các chủ bè lại không có cá để bán, bởi nhiều người nuôi cá điêu hồng đã phải treo bè hoặc bán bè từ những tháng trước...

Giá cá điêu hồng đang tăng mạnh trở lại nên nhiều chủ bè đang tìm nguồn giống để nuôi vụ mới.

Giá cá điêu hồng tăng mạnh

Trong năm 2012, cá điêu hồng nuôi bè gặp hết sự cố "nhiễm chất cấm" rồi tới tin đồn nhảm "ăn cá bị ung thư" khiến làng bè nuôi cá điêu hồng điêu đứng. Các "tai nạn" nói trên đã được các nhà khoa học và nhà quản lý minh oan và hiện nay khi nhu cầu tiêu thụ cá của người tiêu dùng trong nước tăng mạnh trở lại thì giá cá điêu hồng cũng tăng mạnh theo.

Ông Võ Hoài Phong, chủ đại lý thức ăn thủy sản Hoàng Long ở phường 6, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, có 7 bè nuôi cá điêu hồng ở phường Tân Long, TP Mỹ Tho, cho biết: Gần nửa tháng nay giá cá điêu hồng ở khu vực này đã tăng khoảng 4.000 đồng/kg, với mức giá cá bán tại bè 30.000-30.500 đồng/kg. Đó là giá thu mua của thương lái tại chỗ, còn thương lái ở TP Hồ Chí Minh xuống mua thì giá cao hơn 500 đồng/kg cá.

 

Theo ông Phong, giá thành nuôi cá bè bình quân hiện nay khoảng 28.000 đồng/kg, nhưng cũng có người nuôi cá với giá thành 26.000 đồng/kg hoặc 30.000 đồng/kg tùy theo kỹ thuật nuôi cũng như cách cho cá ăn cầm chừng để kéo dài thời gian nuôi nhằm chờ giá cao. Do đó, với sản lượng mỗi bè cá bình quân 6 tấn, các chủ bè có cá thu hoạch trong thời gian này có thể lãi được trên 10 triệu đồng/bè.

"Những ngày tới giá cá điêu hồng chắc chắn sẽ tiếp tục tăng mạnh nên 4 bè nuôi cá điêu hồng tới cỡ thu hoạch của tôi vẫn chưa kêu thương lái bán. Dự đoán của tôi dựa trên cơ sở cung cầu thị trường, bởi nhiều bè cá đang bỏ trống trong khi thị trường tiêu thụ cuối năm đang tăng dần" - ông Phong nói.

Tại xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho, giá cá điêu hồng nuôi bè cũng được nhiều chủ bè xác định đã tăng mạnh trở lại trong mấy ngày qua do hết cá, nhưng giá cá ở khu vực này chỉ được thương lái thu mua với giá 29.000 đồng/kg.

Chủ bè chưa yên tâm thả nuôi

Liên tục nhiều tháng qua, giá cá điêu hồng nằm ở mức thấp trong khi giá thành sản xuất tăng cao, nên nhiều chủ bè buộc phải bán bè hoặc treo bè để tránh lỗ. Chính vì vậy, đến thời điểm này số lượng bè cá giảm mạnh và số lượng bè cá đang treo cũng rất lớn.

Ông Phan Thế Nhân, nông dân nuôi cá điêu hồng ở xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho, cho biết, năm nay, 5 bè nuôi cá điêu hồng của gia đình đã khiến ông lỗ khoảng 100 triệu đồng. Chính vì vậy, thời điểm này toàn bộ 5 bè của ông vẫn đang để trống vì sợ tiếp tục thua lỗ khi giá cá thấp. "Hiện nay, lượng cá điêu hồng tới cỡ thu hoạch còn rất ít do các chủ bè đã bán cá trong mấy tháng trước. Còn số lồng bè nuôi cá điêu hồng bị treo (không thả nuôi cá) trong khu vực này chiếm đến hơn 50% tổng lượng bè cá", ông Nhân chia sẻ.

Số liệu thống kê của cơ quan quản lý thủy sản tỉnh Tiền Giang cũng cho thấy, tính đến ngày 20-11-2012, tỉnh Tiền Giang có gần 1.379 lồng bè nuôi cá điêu hồng, giảm hơn 130 lồng bè so với cuối năm 2011; trong đó có 994 bè đang thả nuôi, chỉ chiếm hơn 70% số lượng lồng bè. Sản lượng cá điêu hồng nuôi bè của toàn tỉnh từ đầu năm đến nay cũng chỉ đạt gần 8.000 tấn, giảm hơn 3.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Gần nửa tháng nay, nhiều chủ bè đã liên hệ các cơ sở giống tìm kiếm nguồn cá giống chất lượng tốt chuẩn bị thả nuôi vụ mới. Tuy nhiên, nhiều người nuôi cá điêu hồng trên bè vẫn chưa yên tâm vì vẫn còn lo lắng tình trạng giá cả bấp bênh trong khi chi phí nuôi cá liên tục tăng.

Ông Phan Thế Nhân cho biết thêm, bây giờ nuôi cá điêu hồng lồng bè khó lời cao, thường chỉ ở mức trên dưới 10 triệu đồng/bè (100m3) vì giá thành sản xuất ngày càng tăng. Đáng lo nhất là tình trạng chất lượng thức ăn cá giảm (thời gian nuôi dài hơn, hệ số thức ăn tăng từ 1,7 lên 2,0) nhưng giá thức ăn cá từ đầu năm tới nay đã tăng 4 lần với mỗi lần tăng từ 7.000-10.000 đồng/bao loại 25 kg; cá giống lại đang bị suy thoái, tỷ lệ hao hụt cá giống rất cao, muốn tìm được nguồn giống tốt không phải dễ.

Dù vậy, vẫn có rất nhiều chủ bè lạc quan về tương lai của con cá điêu hồng trong thời gian tới với suy nghĩ "nghề gì thì cũng có lúc thịnh lúc suy". Ông Nguyễn Văn Năm, người nuôi cá bè ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy cho rằng, tình hình giá cả cá điêu hồng bè trong năm tới sẽ rất tốt, người nuôi cá nào còn trụ lại được với nghề sẽ có lợi nhuận cao.

Nguyên nhân ông Năm đưa ra là do nhiều chủ bè trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực có nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè phát triển đã bỏ bè rất nhiều, dẫn đến sản lượng cá điêu hồng nuôi bè giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số vùng nước bị cấm nuôi cá bè do ô nhiễm môi trường cũng là cơ hội nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè ở Tiền Giang phát triển mạnh trở lại.

Trước tình hình giá cá điêu hồng bè tăng mạnh trở lại, ngành chức năng khuyến cáo bà con nông dân không nóng vội thả cá giống ngay do môi trường nước thời điểm này chưa phù hợp cho sự phát triển của cá giống.

Ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, cho biết: Hiện nay, nông dân trồng lúa ở các huyện phía Tây đang tháo rửa nước trong ruộng lúa ra các kênh rạch nội đồng để chuẩn bị sạ lúa nên nước sông rất đục, phèn nhiều không thuận lợi để thả cá giống. Để giảm giá thành sản xuất, tránh sự ảnh hưởng của xâm nhập mặn (tháng 5-6 dương lịch hàng năm), tăng tỷ lệ sống của cá nuôi… nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá bè trong vụ tới, bà con nông dân cần tìm nguồn giống chất lượng, có uy tín, đã qua kiểm dịch và tiến hành thả nuôi rải đều (tránh cá thu hoạch đồng loạt) với mật độ vừa phải (120-150 con/m3) từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 5 dương lịch.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe cá nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi cá có dấu hiệu dịch bệnh. Trong quá trình cho cá ăn cần chọn những loại thức ăn có chất lượng, có độ đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá nuôi; quản lý chặt lượng thức ăn sao cho cá ăn vừa đủ no, kết hợp với phương pháp cho cá ăn 3 ngày ngừng 1 ngày. Chú ý, không nên cho cá ăn những loại thức ăn có đạm quá cao, cũng không nên bổ sung thường xuyên Vitamin C trong khẩu phần thức ăn của cá mà chỉ dùng định kỳ, nhất là dùng trong những lúc thời tiết giao mùa, môi trường nước thay đổi.
 

Nguồn: CTO

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại957,193
  • Tổng lượt truy cập92,130,922
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây