Học tập đạo đức HCM

Người vùng lũ trỗi dậy thoát nghèo

Thứ hai - 03/12/2012 19:20
Nhiều năm qua, Vũ Quang đã tập trung khai thác hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn chương trình 30a của Chính phủ, đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ cở, hỗ trợ nông dân tích cực mở mang ngành nghề, tạo việc làm, tích cực phát triển KTXH trên địa bàn. Hiệu quả từ chương trình đã góp phần không ngừng nâng cao chất lượng đời sống dân sinh, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo nền tảng để đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới....

 

Cứu cánh của người nghèo.

Năm 2010, Vũ Quang đã được Chính Phủ quan tâm cho hưởng chế độ 30a, các cơ chế chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.

 

Người vùng lũ trỗi dậy thoát nghèo
Sức sông mới trên làng quê xứ núi

 

Trao đổi với Bí thư huyện ủy Vũ Quang, Nguyễn Hồng Lĩnh được biết: Từ năm 2010, để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững, Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, tích cực chỉ đạo triển khai đề án và thường xuyên tổ chức họp đánh giá tình hình, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Trong 3 năm (2010-1012), Tổng nguồn vốn cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp được phân bổ theo Nghị quyết 30a đạt 115 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn Ngân hàng BIDV tài trợ 30 tỷ đồng). Huyện đã tập trung chủ yếu ưu tiên đầu tư xây dựng các tuyến đường GTNT, nâng cấp công trình thủy lợi, xây dựng các trường học, trung tâm dạy nghề huyện... các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng và phát huy tốt hiệu quả. Nguồn vốn năm 2012 đến nay đã giải ngân được 21,3/25,5 tỷ đồng, đạt 83,53% KH vốn bố trí, dự kiến các công trình hoàn thành đảm bảo khối lượng và giải ngân hết vào cuối năm 2012.

 

Người vùng lũ trỗi dậy thoát nghèo
Chè xanh đơm lộc trên đất đồi Vũ Quang

 

Nguồn 30 tỷ đồng thực hiện theo Đề án hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội do Ngân hàng BIDV tài trợ huyện Vũ Quang giai đoạn 2010-2011 được UBND tỉnh phê duyệt. Theo đề án, huyện đã hỗ trợ các địa phương hoàn thành xóa nhà tạm cho 781 nhà ở hộ nghèo; Đầu tư xây dựng 3 Trạm y tế vượt lũ và 9 công trình trường học các cấp học từ Mầm non đến THPT. Đến nay đã hoàn thành công tác xóa nhà tạm cho hộ nghèo theo Quyết định 167 và 67 của Thủ tướng Chính phủ.

Các công trình Trạm y tế vượt lũ và trường học đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phát huy tốt hiệu quả. Năm 2012 Ngân hàng BIDV tiếp tục tài trợ cho huyện 15 tỷ đồng đầu tư xây dựng Trung tâm dạy nghề huyện, đến nay các hạng mục đầu tư đã cơ bản hoàn thành phần xây thô, đã giải ngân được 11/15 tỷ đồng đạt 73,33% vốn tài trợ. Huyện cũng đã kịp thời phân bổ kinh phí hỗ trợ sự nghiệp và quản lý đúng đối tượng, góp phần hỗ trợ cho hoạt động sự nghiệp phát huy hiệu quả. Theo đó, 2.725 hộ nghèo được vay vốn (với lãi suất 0%, thời hạn 5 năm) với số tiền 13,6 tỷ đồng được chuyển về đến tận tay hỗ trợ bà con nông dân tiền mua giống, phân bón, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất.

Chương trình 30a thổi bùng sức sống mới

Những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ theo chương trình 30a của Chính phủ đã đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho người dân, ngoài việc được hưởng lợi từ các dự án như các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế xã được đầu tư xây dựng. Nguồn vốn 30a đã góp phần quan trọng trong việc lồng ghép các nguồn để xây dựng nông thôn mới: xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo....Từ các nguồn hỗ trợ thuộc chương trình, hệ thống cơ sở vật chất trường học được cải thiện một bước đáng kể, góp phần xoá được tình trạng học 3 ca, giúp 5.775 học sinh các cấp từ Mầm non đến THPT được học trong những ngôi trường mới đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo. Theo đó, người dân vũng lũ được hưởng dịch vụ y tế ngay cả khi lũ lụt xẩy ra bằng các trạm y tế vượt lũ.

 

Người vùng lũ trỗi dậy thoát nghèo
Bà con nông dân xã Đức Lĩnh phát triển nghề nuôi hươu đem lại hiệu quả kinh tế cao

 

Các chính sách hỗ trợ sản xuất và đời sống được triển khai trực tiếp đến các hộ nghèo đã mang lại hiệu quả tích cực. Trong đó, nguồn hỗ trợ phát triển và chính sách sản xuất trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập huấn đã đem lại kết quả tốt. Từ nguồn hỗ trợ chính sách, các xã Hương Quang, Hương Điền, Đức Hương, Đức Lĩnh đã phát triển chăn nuôi hươu, lợn hướng nạc đam lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, 3 năm gần đây Vũ Quang đều được mùa toàn diện, năng suất lúa được đánh giá tốp đầu của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 7.100.000 đồng năm 2009 lên 11.826.000 năm 2011 và năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tiếp tục tăng trên 12%. Nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo được giảm tích cực và bền vững.

Về thăm các xã Đức Hương, Đức Lĩnh, được chứng kiến sự thay thay đổi vượt bậc của bà con nhân dân vùng rốn lũ với bộ mặt kinh tế nông thôn đang khởi sắc từng ngày thật ấn tượng. Hệ thống giao thông, đi lại được nâng cấp, rải nhựa phẳng phiu; nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh mới được mở mang phát triển khá sôi động. được Ông Nguyễn Văn Hùng xóm 6 xã Đức Hương phấn khởi bày tỏ: "Là một gia đình nông dân nghèo được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ của đề án, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cây trồng, phát triển chăn nuôi, bình quân mỗi năm cho thu nhập gần cả triệu đồng. Nhờ đó đã thoát được nghèo đói, nhà cửa được sửa sang, chất lượng cuộc sống của gai đình ngày càng được nâng lên đáng kể."

 

Người vùng lũ trỗi dậy thoát nghèo
Người xứ núi chung tay xây dựng nhà tình nghĩa

 

Đến thăm trại hươu của gia đình cụ Thành Đức Lĩnh), chúng tôi được ngắm nhìn những chú hươu sao béo trục đang độ sung sức cho những cặp nhung quý - đặc sản bổ dưỡng quý hiếm của địa phương. Vừa chăm chút đàn hươu, cụ Thành vừa chia sẻ: Mấy năm lại nay nhờ có nguồn hỗ trợ của trên, gia đình tôi được vay vốn sản sản xuất, mở thêm nghề nuôi hươu bứơc đầu đã có thu nhập để giải quyết khó khăn, ổn định đời sống.Hiện nay gai đình đang tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước đầu tư, mở mang chuồng trại để phát triển đàn hươu nhăm tạo nguồn thu nhập để thoát dần khỏi cảnh nghèo.

Những kết quả đạt được từ chương trình 30a rất khả quan và thiết thực góp phần tạo điều kiện để Vũ Quang từng bước thoát nghèo để phát triển bền vững.

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại750,314
  • Tổng lượt truy cập93,127,978
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây