Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Dấu ấn 3 năm xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 02/07/2014 23:36
Là một trong những tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn, nhưng với cách làm quyết liệt, sáng tạo, tâm huyết sau hơn 3 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) Hà Tĩnh đã đạt được kết quả khá toàn diện, rõ nét. Đến nay đã có 7 xã đạt 19 tiêu chí, 10 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí và trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về công tác này.
 
 
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Võ Kim Cự (người đứng thứ 2 
từ phải sang) kiểm tra mô hình trồng rau củ quả
 tại xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà
 
Từ công tác tuyên truyền 
 
Ðể xây dựng NTM, ngoài việc biên soạn Sổ tay các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, Văn phòng điều phối Chương trình NTM tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương đa dạng hóa hình thức tuyên truyền trên đài, báo và các phương tiện thông tin đại chúng, điểm nhấn là phối hợp với Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh tổ chức tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa các nội dung liên quan đến NTM.  Đặc biệt, với sự vào cuộc của MTTQ và các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở, những nội dung về NTM đã thấm nhuần trong mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó đã làm chuyển biến rõ nét về nhận thức, tư duy của cán bộ, đảng viên và người dân về xây dựng NTM, người dân đã nhận thức được mình làm vì mình, Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ; tư tưởng trông chờ, ỉ lại đã dần được đẩy lùi; sự tự giác trong thực hiện được thể hiện ngày càng rõ nét, nhất là trong việc hiến đất, dời dọn công trình làm đường giao thông nông thôn; nhận thức về tầm quan trọng của phát triển sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm của nông dân đã được nâng lên.
 
Đến "Ngày nghỉ dành cho nông thôn mới”
 
Xác định xây dựng NTM  là nhiệm vụ chính trị lâu dài, các đoàn công tác của tỉnh, trong đó mỗi đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách một địa phương thường xuyên bám cơ sở kiểm tra, tuyên truyền, giúp người dân. Nhờ vậy, sự tự giác trong thực hiện của người dân ngày càng rõ nét, nhất là trong việc hiến đất làm đường giao thông thôn, xóm và thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập...
 
Một trong những cách làm sáng tạo của Hà Tĩnh trong việc kiểm tra, đôn đốc các địa phương tích cực thực hiện chương trình xây dựng NTM, đó là "tuần tra” vào ngày nghỉ. Thứ bảy, chủ nhật đã trở thành thông lệ là "Ngày nghỉ dành cho NTM”, Đoàn kiểm tra NTM của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban xây dựng NTM Võ Kim Cự luôn về cơ sở để nắm tình hình xây dựng NTM ở các địa phương. Qua những cuộc làm việc đã uốn nắn, giúp cơ sở tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, đem lại nhiều kết quả thiết thực, đặc biệt  khơi dậy nguồn lực xây dựng NTM.  
 
Ông Mai Khắc Tám, Chủ tịch UBND xã Khánh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) nhận định: "Sở dĩ các địa phương thực hiện tốt các nội dung, chương trình trong xây dựng NTM là do tỉnh thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, kể cả ngày nghỉ cũng về tận cơ sở để giám sát nên đây vừa làm tấm gương cho chúng tôi noi theo, vừa đốc thúc thực hiện chương trình đúng, trúng, hiệu quả”.
 
Để khuyến khích người dân phát triển sản xuất đạt hiệu quả, hàng năm tỉnh trích ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ đầu tư nhằm khuyến khích phát triển các mô hình làm ăn lớn, phát triển sản xuất; chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua Quyết định 26 và Quyết định 24 của UBND tỉnh. Các địa phương cũng dùng các nguồn tiết kiệm, cắt giảm đầu tư công trình nhỏ, lẻ để hỗ trợ các mô hình sản xuất. Các chính sách hỗ trợ đã khuyến khích người dân, doanh nghiệp huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất vươn lên làm giàu ngay trên quê hương. Sau hơn 3 năm, tỉnh đã hỗ trợ các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM trên 345 tỷ đồng.  Từ cơ chế, chính sách đó đã tạo "cú hích” đột phá phát triển sản xuất, 3 năm đã hình thành 2.521 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập từ 100 triệu đồng/năm - 60 tỷ đồng/năm; có những mô hình mang tính đột phá như: mô hình rau củ quả công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hoá ven biển, thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm... Các mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với doanh nghiệp đã hình thành và nhân rộng trên các lĩnh vực như chăn nuôi lợn, tôm, cánh đồng mẫu...
 
Ngô Thắng - Hạnh Nguyên
Nguồn daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập491
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại840,725
  • Tổng lượt truy cập92,014,454
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây