Học tập đạo đức HCM

Liên gia tự quản làm nông thôn mới

Thứ hai - 22/04/2013 22:31
"Nhờ mô hình này, chúng tôi thêm gắn bó, đoàn kết, chia sẻ với nhau hơn" - ông Nguyễn Văn Trang- Bí thư chi bộ tổ 7, phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La (Sơn La) đã tâm sự về mô hình liên gia tự quản trong xây dựng nông thôn mới (NTM) .

Chung sức làm giàu

Nói đến tổ 7, phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La là người ta nhớ ngay đến vùng đất khô cằn, xơ xác nằm ngay đầu thành phố. Nơi đây, trước kia, dù 100% số hộ làm nông nghiệp nhưng diện tích đất sản xuất chỉ có chưa đầy chục ha và phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Bởi thế, bao kiếp người tảo tần năm, tháng "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà cái đói nghèo vẫn đồng hành như vĩnh cửu.

Con đường liên xóm do nhóm liên gia tự quản số 3, tổ 7, phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La góp công sức xây dựng.

Nhưng rồi người dân nơi đây đã tìm ra một hướng đi mới, đó là chuyển hướng sản xuất từ đất nương sang trồng rau xanh hàng hoá. Anh Nguyễn Văn Trang- Bí thư chi bộ tổ 7, kể: Hơn 10 năm trước, ở TP.Sơn La (khi đó còn là thị xã) không có một nơi nào làm rau xanh hàng hoá nên chúng tôi chọn hướng làm rau. Với mức bình quân mỗi nhà vài ba ngàn m2 đất, thì làm rau là hợp lý. Nhưng nước tưới thì lấy đâu ra, mà làm rau thì không thể không có nước tưới hàng ngày. Vậy là bảo nhau đào giếng khơi lấy nước. Lúc đầu mỗi nhà đào 1 cái, rồi 2 cái, thậm chí có nhà đào đến 3 cái giếng để lấy nước sản xuất. Được cái làm rau xanh lãi gấp 7-8 lần trồng ngô, lúa, vừa có việc làm, lại thu nhập cao nên ai cũng phấn khởi. Nhờ thế chỉ sau 5-6 năm làm rau xanh, hầu hết các hộ trong tổ đã thoát cảnh nghèo, hộ đói không còn nữa…

Chị Trần Thị Thanh Mai-Chi hội trưởng Phụ nữ tổ 7 cho biết: "Gần chục năm trở lại đây, nhờ có vốn, có kinh nghiệm làm ăn nên hầu hết các hộ đã chuyển sang làm kinh tế dịch vụ, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn, nhường đất lại cho một số hộ phát triển trang trại. Trong tổng số gần 110 hộ của tổ thì đã có mấy chục hộ thuộc diện giàu, nhiều hộ là tỷ phú”.

Dân bảo ban nhau tốt hơn

Trong sự phát triển chung ấy, tổ 7 cũng chịu những ảnh hưởng từ tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút chất ma tuý, trẻ em bỏ học, sinh đẻ vỡ kế hoạch… "Khi cuộc sống vật chất đã nâng lên, thì tính độc lập của các hộ cũng tăng theo. Việc bảo ban lẫn nhau vì thế mà có phần giảm đi hiệu lực. Nhưng mô hình liên gia tự quản đã giúp chúng tôi kết nối các hộ lại với nhau…"- anh Trang bảo vậy.

“Từ ngày có mô hình liên gia tự quản, dân chúng tôi đoàn kết, bảo ban nhau tốt hơn. Làm ăn được, trật tự ổn định thì tinh thần thêm thoải mái, đời sống văn nghệ cũng lên cao”.

(75 tuổi, dân tổ 7, TP. Sơn La)

Thực hiện mô hình liên gia tự quản, tổ 7 chia thành 3 nhóm liên gia. Tình cờ được dự buổi tổng kết năm 2012 của nhóm liên gia số 3, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi hiệu quả hoạt động của mô hình này.

Nhóm liên gia này có 30 hộ dân, nhà nào cũng có ít nhất một người góp mặt tại nhà văn hoá, có hộ cả vợ và chồng đều tham gia sinh hoạt, nên dù số hộ không nhiều nhưng buổi sinh hoạt vẫn rất rôm rả. Những tiết mục văn nghệ "cây nhà- lá vườn" đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu.

Đưa tôi đi thăm con đường nhóm liên gia tự quản mới nâng cấp, mặt đường rộng tới 4,5m, rải đá dăm chạy suốt xóm, ông Đỗ Văn Vụ-trưởng nhóm liên gia số 3 không giấu vẻ tự hào: Với việc nâng cấp, mở rộng nền con đường này, chúng tôi đã huy động mỗi hộ ít nhất tới gần chục triệu đồng và hàng chục ngày công. Đây chính là bài học cho cán bộ, nhân dân chúng tôi trong việc huy động sức dân vào xây dựng NTM. 

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm223
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,610
  • Tổng lượt truy cập90,259,003
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây