Học tập đạo đức HCM

Sức sống mới trên vùng “đất lửa” Đắk Mil

Thứ tư - 23/07/2014 20:52
Sau 39 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng, vùng "đất lửa” Đắk Mil năm xưa đang từng bước chuyển mình vươn lên trở thành đơn vị dẫn đầu tỉnh Đắk Nông trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng nông thôn mới.
 
 
 
Một góc thị trấn Đắk Mil hôm nay
 
Ký ức vùng "đất lửa” 
 
Ông Ngô Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil khẳng định: "Phát huy truyền thống anh hùng và trên cơ sở những thành quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đắk Mil quyết tâm đưa Đức Lập phát triển lên tầm cao mới, trở thành đô thị loại 4 trong tương lai gần và là trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của 5 huyện Bắc Đắk Nông, xứng danh vùng đất quê hương Đức Lập anh hùng”.
Trong chiến tranh quận lỵ Đức Lập (tên gọi trước năm 1975 của huyện Đắk Mil), có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, bởi đây là cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với miền Đông Nam bộ, là lá chắn bảo vệ Buôn Ma Thuột. Vì vậy, tại Đức Lập, Mỹ- Ngụy đã xây 5 cứ điểm mạnh trong đó Đồi 722 (thuộc thôn Thổ Hoàng, xã Đắk Sắk), cách trung tâm thị trấn Đắk Mil 7km về phía Đông Nam là căn cứ quân sự được Mỹ- Ngụy xem là cánh cửa sắt bảo vệ Quận lỵ Đức Lập và cơ sở phòng thủ phía Nam Tây Nguyên. 
 
Nhớ lại những ký ức hào hùng một thời, Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Nhật xúc động kể: Năm 1968, khi cuộc chiến bước vào thời kỳ cam go, quyết liệt, ông và nhiều đồng đội đang ở đơn vị chủ lực, nhưng do yêu cầu nhiệm vụ nên được chuyển về Đội công tác 320, hoạt động chủ yếu trên địa bàn quận lỵ Đức Lập. Nhiệm vụ lúc đó của các ông là móc nối cơ sở, vận động nhân dân, nắm tình hình địch cũng như tổ chức các trận đánh nhỏ để tiêu hao sinh lực địch. Để làm nhụt ý chí chiến đấu của quân và dân ta, chúng đã dùng pháo kích, máy bay thả bom cày đi, xới lại mảnh đất này hàng trăm lần. Chúng thực hiện chiến lược dồn dân lập ấp để cắt đứt sợi dây liên lạc giữa quân và dân, nhưng với lòng yêu nước nguyện một lòng đi theo cách mạng đồng bào các dân tộc nơi đây đã che chở, đùm bọc nuôi giấu bộ đội, từ đó nhiều trận chiến đấu tiêu diệt sinh lực địch, chống càn vào hậu cứ của bộ đội ta đã làm cho địch hết sức hoang mang, lo sợ. 
 
Thời cơ cách mạng đã đến, thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ngày 9-3-1975, bộ đội chủ lực cùng quân và dân địa phương đã nổ súng tiến công và giải phóng quận lỵ Đức Lập, mở toang cánh cửa phía Nam, giải phóng Buôn Ma Thuột (10-3), mở màn cho Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 thống nhất đất nước. Và ngày 9-3-1975 đã đi vào lịch sử, trở thành mốc son chói lọi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của quân và dân các dân tộc huyện Đắk Mil nói riêng và cả nước nói chung. Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng, năm 2000, huyện Đắk Mil đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Đây là niềm tự hào để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân vùng "đất lửa” Đức Lập năm xưa vững bước đi lên trên con đường phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
 
Vượt khó vươn lên
 
Nếu như sau ngày giải phóng, Đức Lập vẫn như một vùng "đất chết” bởi bom mìn còn sót lại, thì nay, về Đắk Mil hẳn ai cũng ngỡ ngàng trước những vườn cây ăn trái trĩu quả, những đồi cà phê xanh tốt ngút ngàn và xen lẫn trong đó là những ngôi biệt thự, những ngôi nhà xây kiểu cách. Ông Trương Khánh Hòa, Chủ tịch UBND xã Đắk Sắk chia sẻ: "Hiện tại, địa phương có trên khoảng 400 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất giỏi các cấp. Các gia đình có mức thu nhập từ 300-700 triệu đồng/năm chiếm hơn 50% số hộ trong toàn xã. Nhờ đời sống kinh tế của bà con ngày càng được nâng cao, mà việc huy động sức dân vào việc triển khai các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới gặp nhiều thuận lợi. Tính đến nay, xã đã thực hiện được 9/19 tiêu chí”.
 
Nằm sát thị trấn Đắk Mil, xã Đức Minh năm xưa là vùng đệm chiến thuật của Quận lỵ Đức Lập từng bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Với tinh thần bất khuất trong kháng chiến chống ngoại xâm và trong xây dựng quê hương mới, người dân xã Đức Minh đã không ngừng nỗ lực vươn lên, hiện là xã dẫn đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đắk Nông.
 
Ông Bùi Đình Hiển, Chủ tịch UBND xã Đức Minh cho biết, xã đã đạt được 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Một số lĩnh vực như thu nhập bình quân, xây dựng khu dân cư văn hóa… luôn đứng đầu. Đây là kết quả từ phát huy nội lực, từ huy động sức dân. Cụ thể, các chương trình như: trường học, xây dựng đường giao thông, xây dựng chỉnh trang nhà cửa, phát triển sản xuất và một số chương trình lớn khác của xã luôn được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
 
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, đến nay huyện Đắk Mil đã huy động được hơn 130 tỷ đồng vốn để đầu tư cho chương trình NTM, trong đó nhân dân đóng góp gần 38 tỷ đồng. Từ số vốn đó, Đắk Mil đã kiên cố được trên 35km đường giao thông nông thôn, xây mới, sửa chữa 10 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, lắp đặt 30km điện chiếu sáng nông thôn… Cùng với xây dựng thành công chương trình mục tiêu NTM, Đắk Mil quyết tâm xây dựng một số thương hiệu đang là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương như cà phê, xoài, sầu riêng… 
 
Tuấn Anh
Nguồn daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập496
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại791,676
  • Tổng lượt truy cập93,169,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây