Học tập đạo đức HCM

Vượt qua đau thương, xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 24/07/2014 03:42
Mười năm đã qua, nhưng người dân thôn Bản Lý, xã Du Tiến, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang vẫn bàng hoàng khi nhớ lại thảm họa lũ quét lịch sử ngày 19/7/2004, đã cướp đi gần 40 sinh mạng, cuốn trôi toàn bộ tài sản chỉ trong vài giờ. Thế nhưng, vượt lên đau thương, mất mát ấy, vùng quê này đang hồi sinh từng ngày.

Ký ức kinh hoàng


Ông Nguyễn Văn Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Du Tiến nghẹn ngào chia sẻ: “Đó là một thảm họa kinh khủng nhất trong đời mà tôi phải chứng kiến. Rạng sáng 19/7/2004, khi còn đang nghỉ phép ở nhà để lo tang lễ cho cha, thì nhận được tin dữ, tôi cùng các lãnh đạo của huyện Yên Minh tức tốc trở vào xã và không tin vào mắt mình. Cả thôn Bản Lý chỉ còn là một biển nước mênh mông. Những vạt núi đá ngày thường rêu phong đã bị sức mạnh của dòng nước bào mòn, trắng xóa. Không khí tang thương bao trùm khắp nơi, số người còn sống thì bị thương tích đầy mình”.

 

Đường vào thôn Bản Lý đã được trải nhựa.


Anh Nguyễn Văn Thiếu, năm nay mới 34 tuổi, nhưng lưng đã còng như một ông lão 70. Trận lũ cách đây 10 năm không chỉ cướp đi sinh mạng của cha mẹ và hai đứa con thơ, mà còn làm anh tàn tật bởi bị gãy ba chiếc xương sườn. Vào thời điểm đó, gia đình anh khá giả nhất làng, có tới hơn chục con bò, gần 100 con dê và rất nhiều lợn gà… Sau cái đêm định mệnh ấy, anh Thiếu trắng tay. Anh Thiếu kể lại: “Cơn lũ xuất hiện vào nửa đêm và rất bất ngờ, nên không ai kịp đối phó. Khi cột nước cao hàng mét ập đến làm sập nhà, tôi chỉ kịp nghe tiếng cha mẹ kêu thất thanh rồi bị dòng nước cuốn phăng. Đang trôi đi trong dòng thác nước, thì tôi may mắn vướng vào một thân cây. Tôi cố gắng bám thật chặt cho tới khi kiệt sức không biết gì và lịm đi. Vài ngày sau khi tỉnh lại tôi mới biết vợ và đứa con nhỏ may mắn sống sót”.


Với anh Nguyễn Văn Hơi, cùng ở thôn Bản Lý, thì cả gia đình 9 người, chỉ mình anh sống sót. Anh Hơi kể lại trong nước mắt: “Đêm ấy, khi cả nhà đang ngon giấc thì nghe tiếng ầm ầm như bom nổ cùng tiếng kêu thất thanh của mọi người. Tôi chạy lên đồi xem có chuyện gì, khi nhìn xuống thì ngôi nhà cùng toàn bộ người thân đã bị chôn vùi trong dòng nước cùng đất, đá…”.


Hồi sinh từ nghị lực phi thường


Dẫn chúng tôi đi thăm Bản Lý sau 10 năm, Chủ tịch UBND xã Du Tiến, Nguyễn Trường Nguyên, vui mừng cho biết: Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng nghị lực phi thường của bà con, nên đời sống người dân đang ngày một ổn định. Cho đến nay, thôn đã có 43 hộ dân, trong đó chỉ có 7 hộ nghèo. Nhờ sự quan tâm, đầu tư vào sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương, nên năng suất và sản lượng lương thực các năm đều tăng, thu nhập của người dân từng bước được nâng cao. Lũ quét đã cướp đi toàn bộ gia súc, nhưng đến nay cả thôn đã có khoảng 200 con trâu bò, nhà nào cũng có đàn gia cầm. Những ngôi nhà sàn bằng gỗ khang trang ngày càng được xây dựng nhiều hơn, không còn gia đình phải ở nhà tạm. 100% trẻ em được đến trường đúng độ tuổi. Hầu hết đường vào các hộ đều đã được bê tông hóa và do bà con tự đóng góp. Điều đặc biệt, thôn Bản Lý được xã Du Tiến chọn làm điểm để xây dựng nông thôn mới.


Sau mười năm cần cù lao động, nhận bò về nuôi rẽ, đi làm thuê và sản xuất nông nghiệp, đến nay vợ chồng anh Nguyễn Văn Thiếu đã có thêm hai con cùng một cơ ngơi ổn định gồm hai căn nhà rộng rãi và có nhiều của ăn, của để. Anh chia sẻ: “Còn sức thì phải cố gắng làm để nuôi con. Nhiều khi trái nắng trở trời, xương sống lại đau nhức không thể ra đồng, tôi ở nhà chăm sóc đàn vịt, đàn gà, phụ giúp vợ”. Còn anh Nguyễn Văn Hơi cũng vừa xây xong ngôi nhà sàn bằng gỗ khang trang. Anh khoe với chúng tôi rằng sẽ cố gắng làm ăn để vài năm nữa trả được hết số tiền còn nợ ngân hàng.

Không chỉ gia đình anh Thiếu, anh Hơi, mà hầu hết các hộ đã từng trải nỗi đau trong cơn lũ kinh hoàng năm ấy, giờ đây đều đã ổn định cuộc sống. Những công việc họ làm và thành quả mà họ đạt được là minh chứng cho sự kiên cường của những người dân sinh ra trên miền núi đá.


Bài và ảnh: Đỗ Bình
Theo baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại201,125
  • Tổng lượt truy cập92,578,789
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây