Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới tại 19 xã điểm: Còn nhiều vướng mắc

Thứ sáu - 05/10/2012 02:58
Một năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các địa phương vẫn gặp nhiều vướng mắc như: Nguồn kinh phí vẫn dựa chủ yếu vào đầu tư của Nhà nước; đấu giá đất tiến độ chậm; thủ tục hành chính trong đầu tư dự án phức tạp…

Hơn 4.600 tỷ đồng xây dựng NTM

Theo Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội, đến nay đã có 14/19 xã điểm của Hà Nội đạt và cơ bản đạt từ 14 đến 18 tiêu chí; 5 xã còn lại đạt 12 đến 13 tiêu chí. Tổng kinh phí đầu tư cho NTM tính đến nay đạt hơn 4.600 tỷ đồng, trong đó những xã điểm, khối lượng thực hiện vào khoảng hơn 2.100 tỷ đồng. Một số huyện đã ưu tiên nguồn vốn cho xã điểm như Từ Liêm gần 195 tỷ đồng; Thanh Trì 127 tỷ đồng; Gia Lâm 103 tỷ đồng; Hoài Đức 96 tỷ đồng; Mê Linh 47 tỷ đồng...
 
Thu hoạch rau sạch tại xã Tây Tựu (huyện Từ Liêm). Ảnh: Phương An

Đặc biệt, Ứng Hòa gặp nhiều khó khăn trong thu ngân sách nhưng cũng ưu tiên đầu tư cho xã điểm Đồng Tân hơn 44 tỷ đồng. Tại huyện Từ Liêm, với việc đầu tư lớn từ nguồn ngân sách và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, đến nay đã có 4 xã là Tây Tựu, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM. Trong năm 2012, huyện Từ Liêm phấn đấu sẽ có 3 xã hoàn thành xây dựng NTM. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác huy động nguồn lực như xã Song Phượng (Đan Phượng) huy động được 71 tỷ đồng cùng hàng nghìn mét vuông đất để mở rộng đường giao thông; xã Võng Xuyên (Phúc Thọ) 14,45 tỷ đồng; Tây Tựu (Từ Liêm) 21 tỷ đồng… Hiện quỹ xây dựng NTM của TP Hà Nội đạt 213 tỷ đồng; của các huyện, thị xã trên 300 tỷ đồng và của các xã trên 200 tỷ đồng.

Nhiều xã như Mai Đình (Sóc Sơn), Tây Tựu (Từ Liêm), Song Phượng (Đan Phượng), Xuân Nộn (Đông Anh)… đã làm tốt công tác vận động, tuyên truyền nhân dân tự nguyện tháo dỡ nhiều công trình, bàn giao mặt bằng để mở rộng đường giao thông và xây dựng công trình phúc lợi. Trong nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nông dân, hiện đã có 14 xã đạt tiêu chí thu nhập, trong đó có những xã đạt cao như Tây Tựu (Từ Liêm) 28 triệu đồng/người/năm; Yên Sở (Hoài Đức) 26 triệu đồng; Mai Đình (Sóc Sơn) 24,5 triệu đồng; Hồng Dương (Thanh Oai) 22,7 triệu đồng…

Tập trung tháo gỡ vướng mắc

Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan nhưng thực tế việc triển khai xây dựng NTM tại nhiều địa phương tiếp tục bộc lộ vướng mắc: Việc lồng ghép các chương trình, dự án để tập trung nguồn lực đối với xã điểm còn chậm hoặc chưa đồng bộ, nhiều xã vẫn lúng túng. Hiện nay, nguồn vốn lồng ghép 200 tỷ đồng mặc dù đã bố trí về các huyện nhưng thực tế hỗ trợ vào các xã điểm còn rất ít. Trong cơ cấu sản xuất nhiều xã vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng ngành chế biến, dịch vụ còn thấp; việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế… Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hoàng Thanh Vân, nguồn lực xây dựng NTM ở các xã điểm chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước (chiếm gần 72%)…

Đặc biệt, việc đấu giá quyền sử dụng đất diễn ra chậm do khó khăn về thủ tục hành chính, ảnh hưởng của lạm phát, thị trường bất động sản đóng băng… Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Chu Phú Mỹ kiến nghị, TP Hà Nội cần giao cho huyện quyết định thu hồi và tổ chức đấu giá diện tích đất dưới 5.000m2. Những diện tích nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư khi đấu giá không phải làm hạ tầng để giảm giá thành trên mỗi mét vuông đất. Công tác đấu giá đất khó khăn cũng khiến việc triển khai Quyết định 16 của UBND TP Hà Nội về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn bị ảnh hưởng. Quyết định quy định việc hỗ trợ chỉ thực hiện sau khi công trình đã hoàn thành được phê duyệt quyết toán, trong khi cơ sở khó đấu giá đất để có nguồn kinh phí ứng trước khi thực hiện dự án. Chủ tịch UBND TX Sơn Tây Đặng Vũ Nhật Thăng cho rằng, UBND TP Hà Nội cần có cơ chế ứng trước một phần kinh phí để mua vật tư, khuyến khích nhân dân tham gia ủng hộ tiền, ngày công lao động hoặc hiến đất làm đường…

Trong 3 tháng cuối năm, Ban chỉ đạo Chương trình 02 xác định tiếp tục ưu tiên đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách cho công tác lập đề án, quy hoạch và các dự án phát triển sản xuất, công trình hạ tầng thiết yếu. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình sản xuất lúa hàng hóa; phát triển chăn nuôi thủy sản, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; cây ăn quả, hoa cây cảnh, chương trình đào tạo nghề cho nông dân…

Chí Kiên 
Theo hanoimoi.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập400
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,062
  • Tổng lượt truy cập92,006,791
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây