Học tập đạo đức HCM

Người nuôi ngao ở Hà Tĩnh khôi phục sản xuất sau mưa lũ

Thứ ba - 24/11/2020 04:22
Dù chịu nhiều thiệt hại sau khi diện tích ngao sắp cho thu hoạch mất trắng trong đợt mưa lũ vừa qua nhưng người dân xã Mai Phụ (Lộc Hà - Hà Tĩnh) vẫn cố gắng vượt lên khó khăn khôi phục sản xuất.
152d0163640t15181l0

Nếu đúng thời vụ thì khoảng thời gian này, người nuôi ngao ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà - vùng nuôi ngao lớn nhất Hà Tĩnh sẽ vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ lớn trong tháng 10 vừa qua, nhiều diện tích ngao của người dân đã bị nước lũ cuốn trôi, vùi lấp gây thiệt hại nặng. (Trong ảnh: Người nuôi ngao ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ đang cố gắng vớt vát số ngao còn sót lại sau đợt mưa lũ).

152d0163935t40778l0

“Nước lũ lớn quá, toàn bộ diện tích 15 ha ngao ngập trắng trong biển nước, trong đó có nhiều diện tích ngao thương phẩm sắp cho thu hoạch. Thứ chết do bị ngọt hóa, thứ thì bị cuốn trôi, bùn vùi lấp nên thiệt hại ước tính hơn 2 tỷ đồng. Không chỉ có HTX của tôi mà các hộ nuôi ngao trên địa bàn đều bị ảnh hưởng, có nhiều nhà mất trắng”, ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Việt Hồng chia sẻ.

152d0164417t39712l0

Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Võ Tá Bình, 2 đợt mưa lũ trong tháng 10 đã gây thiệt hại lớn tới nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, thiệt hại ước tính hàng chục tỷ đồng. Với nghề nuôi ngao ở các bãi triều thì xã Mai Phụ có diện tích bị ảnh hưởng lớn nhất với 80 ha. Bên cạnh đó, một số địa phương khác như Hộ Độ, Thạch Châu, thị trấn Lộc Hà... cũng bị chết, nước cuốn trôi khá nhiều.

152d0165519t54171l0

Dù thiệt hại nặng nề nhưng sau khi nước lũ rút, người nuôi ngao ở Lộc Hà đang cố gắng khắc phục khó khăn, tiến hành cải tạo, vệ sinh bãi nuôi để tiếp tục thả nuôi lứa mới. (Trong ảnh: Người dân xã Mai Phụ vận chuyển ngao giống để đưa đi thả ở các bãi nuôi).

152d0165450t30180l0

Trước khi nhập ngao giống, người dân đã ra tận cơ sở bán giống ở Thanh Hóa để kiểm tra, thương lượng giá cả. Mỗi kg ngao giống có từ 1.000 - 1.200 con. Giá ngao tùy thuộc vào chất lượng, số lượng con giống.

152d0195926t62261l0

Ngao giống được đưa lên thuyền để đưa ra bãi nuôi...

152d0165529t19547l0

Theo người dân địa phương, giá ngao thương phẩm mấy năm gần đây đang khá ổn định với 12.000 - 13.000 đồng/kg, nhưng quá trình nuôi lại gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh, thiên tai.

Người nuôi ngao ở Hà Tĩnh khôi phục sản xuất sau mưa lũSo với các năm trước thì thiệt hại của người nuôi ngao trong năm nay là nặng nề nhất. Vì thế, người dân mong muốn vụ nuôi này sẽ thuận lợi để bù đắp chi phí cho mất mát trước đó.

152d0193617t59210l0

“Cái khó nhất hiện nay đối với người nuôi ngao để tái sản xuất chính là kinh phí mua giống. Mấy năm nay đều xuất hiện tình trạng ngao chết, nhiều hộ nuôi đang cạn dần vốn. Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền có chính sách hỗ trợ” - Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Việt Hồng Nguyễn Văn Việt cho hay.

Ngao là đối tượng rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường như ngọt hóa, nhiệt độ, nguồn nước ô nhiễm… đều có thể gây ra chết hàng loạt. Do ngao nuôi ở bãi triều rộng, nước lên xuống thường xuyên nên công tác phòng và chữa bệnh rất khó.

Để nuôi ngao thuận lợi, người nuôi cần phải cải tạo bãi nuôi kỹ trước khi thả giống. Với những vùng nuôi có thời gian trên 3 vụ, chất hữu cơ lắng đọng nhiều, cần phải cải tạo bãi nuôi vào thời điểm trời nắng, cày lật và phơi bãi kỹ.

Kiểm tra và nhặt bỏ ngao chết trước khi thả nuôi. Tránh hiện tượng ngao chết làm ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

Không nên nuôi mật độ quá dày. Khuyến cáo nuôi mật độ: 160 - 180 kg/1.000 m2 đối với loại giống cỡ 2 vạn con/kg.

Bên cạnh biện pháp phòng ngừa như trên, người nuôi cần tuân thủ các quy định của cơ quan chức năng về mùa vụ thả nuôi, chất lượng con giống...

Khi có hiện tượng vật nuôi bị bệnh hoặc chết, cần báo ngay cho cơ quan quản lý để có biện pháp khoanh vùng, dập dịch, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

 

Theo Thạch Quý/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay38,506
  • Tháng hiện tại769,859
  • Tổng lượt truy cập91,943,588
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây