Học tập đạo đức HCM

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02: Phù hợp với “sức khỏe” kinh tế

Thứ hai - 07/04/2014 22:16
Ngày18/3/2014,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN sử­a đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN (Thông tư 02) quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, Phó tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Nguyễn Tiến Đông cho biết:

Về dài hạn, hoạt động ngân hàng khi áp Thông tư 02 sẽ tăng tính minh bạch trong việc bảo đảm tài sản có của các ngân hàng. Thông tư 02 hoàn toàn đúng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm đánh giá đúng thực trạng chất lượng tín dụng và nợ xấu của từng tổ chức tín dụng (TCTD) và của hệ thống. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế mới qua đáy, bước qua khủng hoảng thì việc áp dụng ngay Thông tư 02 sẽ là một khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp (DN) cũng như nền kinh tế và các NHTM. Việc sửa đổi Thông tư 02 tạo cơ hội giúp DN có thời gian khắc phục khó khăn để được tiếp tục vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Các DN vừa mới được cho “uống thuốc” và cần có thời gian để “ngấm” cũng như ổn định sức khỏe. 

Bản thân các ngân hàng cần có thời gian dốc sức vào xử lý những khó khăn cho hoạt động tín dụng,đặc biệt là hoạt động tín dụng với DN. Tôi cho rằng, việc chỉnh sửa Thông tư 02 cho mềm mại hơn, phù hợp với “sức khỏe” của nền kinh tế cũng như các DN trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay là rất phù hợp.

Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 02 có tác động thế nào với Agribank, thưa ông? 

Thực ra, khi có Thông tư 02, Agribank cũng đã làm song song cả cái cũ và Thông tư 02 để đo lường mức độ rủi ro khi áp cơ chế chính sách mới. Agribank cũng đã phân loại từng nhóm nợ để có phương án xử lý phù hợp. Tuy nhiên, khi nền kinh tế quá khó khăn, mới thoát khỏi khủng hoảng mà áp dụng cứng ngay Thông tư 02 thì DN không có cơ hội phục hồi sản xuất. Nói cách khác, các DN chết lâm sàng, DN quá khó khăn, không có khả năng phục hồi thì giải thể; ­DN nào tồn tại thì cần được tiếp cận vốn tín dụng, từng bước khắc phục khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo nguồn lực cho phát triển, đóng góp chung cho nền kinh tế.
 


Có ý kiến cho rằng, với quy định mới, nợ xấu chưa giải quyết được ngay, ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Tôi cho rằng, các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và Agribank nói riêng đều ý thức được rất rõ vấn đề này. Qua một cơn bạo bệnh, khi thuốc đã kê đúng toa rồi nhưng không thể khỏe mạnh được ngay mà cần có một giai đoạn để bồi bổ sức khỏe, tiếp tục tập luyện. Hơn ai hết, các DN, các thành phần kinh tế đóng góp cho tăng trưởng nền kinh tế, nếu không có ý thức nuôi dưỡng thì không có cơ hội để phát triển, như vậy sẽ không có một nền kinh tế thực sự phát triển lành mạnh được.

Cần phải có cái nhìn thấu đáo về vấn đề này, lỗi không phải chỉ do DN mà do khách quan từ nền kinh tế thế giới, trong nước khó khăn, không có nghĩa là uyển chuyển như thế làm trầm trọng thêm các vấn đề. Khi có Thông tư 02, chúng tôi sẽ rà soát, quản lý nợ, phân loại để có cách ứng xử đối với từng loại hình DN sao cho phù hợp với mục tiêu tạo điều kiện cho các DN vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh. 

Agribank có biện pháp gì để quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, thưa ông?

Phân loại, rà soát chất lượng tài sản có, chất lượng tín dụng là việc làm thường xuyên, hàng tháng, hàng quý, thậm chí chúng tôi chỉ đạo các chi nhánh có nợ xấu cao, hàng ngày phân tích và đưa ra các giải pháp.

Theo tôi, việc điều chỉnh Thông tư 02 là rất cần thiết trong lúc này. Thứ nhất, tạo điều kiện cho các DN có cơ hội để phục hồi sản xuất kinh doanh. Thứ hai, tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động xử lý phù hợp với nền kinh tế, tránh sự đổ vỡ gây ra cú sốc không cần thiết cho các DN, đồng thời giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng tài sản có, tức là chất lượng tín dụng vốn là vấn đề sống còn của các NHTM hiện nay. 

Xin chân thành cảm ơn ông!

 

Ngọc Quyết (thực hiện)
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: thông tư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại793,210
  • Tổng lượt truy cập91,966,939
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây