Học tập đạo đức HCM

Nắng nóng kéo dài, bệnh viêm da nổi cục diễn biến phức tạp

Thứ hai - 07/06/2021 10:46
Nắng nóng kéo dài thời gian qua khiến dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò diễn biễn phức tạp tại nhiều địa phương của tỉnh Cao Bằng.
Một con bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục ở xã Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Một con bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục ở xã Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Theo Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Cao Bằng, từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) đã lây lan ra 344 xóm, phố của 10/10 huyện, thành phố; có hơn 1.800 con trâu, bò bị mắc bệnh; 107 con bị chết.

Đặc biệt, chỉ tính từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch bệnh phát sinh mạnh tại nhiều địa phương. Số trâu, bò mắc bệnh tăng cao nhất là các huyện Bảo Lâm (gần 700 con), Hòa An (hơn 250 con), Bảo Lạc (gần 150 con) Nguyên Bình (hơn 130 con).

Tại huyện Nguyên Bình, chỉ từ cuối tháng 4 đến nay đã có hơn 130 con trâu, bò bị mắc bệnh. Tập trung tại các xã: Minh Tâm (66 con); Thành Công (24 con); Hoa Thám (19 con); Triệu Nguyên (18 con)…

Bà Hoàng Thị Hòa, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nguyên Bình cho biết: Phòng đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các địa phương có dịch bệnh tuyên truyền người dân cách ly đàn trâu, bò mắc bệnh, nghi nhiễm với những con còn khỏe mạnh để theo dõi và hạn chế lây lan dịch bệnh.

Yêu cầu các xã báo cáo số liệu nhiễm mới hàng ngày để theo dõi và kiểm soát. Đến nay, huyện đã tiêm được hơn 1.000 liều vacxin VDNC cho đàn trâu, bò.

Đoàn công tác Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng kiểm tra tình hình bệnh viêm da nổi cục tại huyện Bảo Lạc. Ảnh: Công Hải.

Đoàn công tác Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng kiểm tra tình hình bệnh viêm da nổi cục tại huyện Bảo Lạc. Ảnh: Công Hải.

Trước thực trạng bệnh viêm da nổi cục diễn biến phức tạp và có chiều hướng lan rộng, UBND tỉnh, ngành NN-PTNT tỉnh Cao Bằng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tập trung kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh VDNC trên trâu, bò.

Chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác cách ly những con đã nhiễm, có biểu hiện nhiễm với những con còn khỏe mạnh; cách ly nơi nuôi nhốt, khu vực chăn thả. Giám sát chặt việc người dân bán chạy trâu, bò bị bệnh, nghi bị bệnh khỏi vùng dịch. Tăng cường vệ sinh, phun khử trùng, tiêu độc, phun thuốc diệt ve, mòng, vật chủ trung gian truyền bệnh. Khẩn trương thực hiện việc tiêm phòng vacxin VDNC đã được cấp.

Đầu tháng 5/2021, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng đã cấp 40.000 liều vacxin LSD - Lumpyvac phòng bệnh VDNC cho các địa phương. Đến nay, các huyện, thành phố đã triển khai tiêm được khoảng 50% số vacxin, chủ yếu tiêm cho bò vì số lượng mắc bệnh VDNC chủ yếu trên đàn bò.

Ông Hoàng Minh Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng thông tin: Nguyên nhân dịch bệnh VDNC diễn biến phức tạp thời gian qua là do đang vào thời điểm nắng nóng, vật chủ trung gian truyền bệnh là ve, mòng phát triển mạnh. Công tác tiêm phòng vắc xin đã được triển khai nhưng còn chưa kịp thời. Đội ngũ thú y ở nhiều địa phương còn thiếu, kiêm nhiệm nên công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn.

Người dân cần tăng cường bổ sung thức ăn tinh, thức ăn xanh để tăng sức đề kháng cho đàn trâu, bò. Ảnh: Công Hải.

Người dân cần tăng cường bổ sung thức ăn tinh, thức ăn xanh để tăng sức đề kháng cho đàn trâu, bò. Ảnh: Công Hải.

Thời gian tới, để phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh VDNC trên đàn trâu, bò, các địa phương cần đẩy mạnh phun trùng, khử độc, với các hộ có gia súc mắc bệnh, nghi mắc cần phun hàng ngày, liên tục trong 3 tuần. Không thả rông trâu, bò theo đàn; khi phát hiện có triệu chứng phải báo ngay cho lực lượng thú y để xác minh, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, tăng cường thêm thức ăn tinh, thức ăn xanh, muối, khoáng, vitamin… để tăng sức đề kháng cho đàn trâu, bò. Sử dụng thêm các loại thuốc trợ sức, trợ lực, thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, kháng sinh chống bội nhiễm… cho trâu, bò mắc bệnh.

Đối với các vết loét do bệnh, cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý, thuốc tím, cồn Iodine, kháng sinh mỡ… để bôi vào các vết loét, làm bệnh không phát triển mạnh dẫn đến trâu, bò bị chết.

Công Hải/ Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập434
  • Hôm nay56,614
  • Tháng hiện tại715,941
  • Tổng lượt truy cập93,093,605
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây