Học tập đạo đức HCM

Chế phẩm phân hủy tồn dư thuốc BVTV bước đầu có hiệu lực trên đồng ruộng Hà Tĩnh

Thứ hai - 01/03/2021 02:48
Sau 1 năm thử nghiệm chế phẩm phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng tại các mô hình ở Hà Tĩnh, kết quả các mẫu đất phân tích đều không phát hiện dư lượng các hoạt chất chứa độc tố (nhóm lân hữu cơ và cacbamat).
images thumb 27ee79b1 cfc9 4bcb beef 9d04aca37267

Gia đình bà Hoàng Thị Sâm - người dân tham gia mô hình đánh giá cao kết quả thử nghiệm của chế phẩm trên đồng ruộng.

Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò của thuốc BVTV trong việc ngăn chặn sâu bệnh, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng phương pháp đã để lại một lượng tồn dư khá lớn trong đất, nước, không khí và cây trồng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Xuất phát từ thực tiễn là cần giải quyết tồn dư thuốc BVTV bằng phương pháp sinh học nhằm hạn chế việc gây ô nhiễm trở lại đối với môi trường, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở KH&CN Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiệm vụ: Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học phân hủy tồn dư thuốc BVTV trong đất, góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững.

images thumb 53993057 cbfc 4d81 872c 7af46c8dd045

Mô hình được thử nghiệm trên cây hành lá, cải bẹ mào gà, cải ngọt tại xã Tượng Sơn, Thạch Hà.

Bà Nguyễn Thị Hà - chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ chia sẻ, để nghiên cứu sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Tĩnh, đơn vị đã phối hợp với chuyên gia có nhiều kinh nghiệm để tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học phân hủy tồn dư thuốc BVTV trong đất. Trong thời gian 12 tháng (từ tháng 1 – 12/2020) qua rất nhiều thí nghiệm, chúng tôi đã tuyển chọn được bộ chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy thuốc BVTV (trong phòng thí nghiệm) và xác định công thức phối trộn các chủng nhằm tăng hiệu lực chế phẩm.

Không dừng lại ở đó, sau khi hoàn thiện công nghệ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổ chức sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học phân hủy tồn dư thuốc BVTV với khối lượng 1.000 kg dạng bột. Tiếp đó, nhóm xây dựng mô hình thử nghiệm trên vùng trồng rau với quy mô 2.000 m , phân tích các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra của các công thức thử nghiệm để xác định quy trình sử dụng chế phẩm phù hợp. Cụ thể, mô hình được thử nghiệm trên cây hành lá, cải bẹ mào gà, cải ngọt tại xã Tượng Sơn (Thạch Hà) và thử nghiệm trên cây hành tăm, xà lách, cải sen, cải củ tại xã Thạch Hưng (TP. Hà Tĩnh).

images thumb 6c6b90cc d0f0 4a6c b5ee 862aef47193a

Qua quan sát cho thấy diện tích ruộng có xử lý chế phẩm đất tơi xốp hơn.

Kết quả tại các mô hình cho thấy, toàn bộ diện tích cây trồng tại 2 địa điểm đều sinh trưởng, phát triển tốt, không có hiện tượng ngộ độc hoặc ảnh hưởng của chế phẩm đối với cây trồng; qua quá trình theo dõi và quan sát thấy rằng, diện tích xử lý chế phẩm đất tơi xốp hơn, cây sinh trưởng khỏe hơn so với đối chứng không xử lý thuốc.

Bà Nguyễn Thị Hà cho biết thêm, nhóm đã tiến hành lấy 4 mẫu đất phân tích dư lượng các hoạt chất nhóm lân hữu cơ và cacbamat (Chlorpyrifos và Carbosulfan) - là những độc tố có trong thuốc BVTV. Kết quả, cả 3 mẫu đất có sử dụng chế phẩm đều không phát hiện dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos và Carbosulfan. Trong khi đó, mẫu đất không xử lý chế phẩm (mẫu đối chứng) có tồn tại dư lượng Chlorpyrifos và Carbosulfan. Như vậy, có đủ dữ liệu và căn cứ để kết luận về hiệu lực của chế phẩm sinh học phân hủy tồn dư thuốc BVTV trong đất tại địa điểm xây dựng mô hình.

images thumb 8e4748c1 da82 42a6 9349 279488b850f2

Người dân thôn Sâm Lộc, xã Tượng Sơn mong muốn tiếp tục sử dụng chế phẩm phân hủy tồn dư thuốc BVTV trong vụ xuân năm 2021.

Người dân tham gia mô hình cũng rất đồng tình ủng hộ vì chế phẩm làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu. Chế phẩm còn bổ sung các vi sinh vật cho đất, nhất là các xạ khuẩn, vi khuẩn Bacillus có tác dụng phân giải chất khó tiêu thành chất dễ tiêu giúp cây trồng dễ sử dụng và phát triển tốt. Bà Hoàng Thị Tâm - người dân thôn Sâm Lộc, xã Tượng Sơn (Thạch Hà) cho biết: “Chúng tôi mong muốn được sử dụng sản phẩm rộng rãi hơn với mục đích cung cấp ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn.”

Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh cho biết, việc nghiên cứu chế phẩm sinh học để xử lý tồn dư thuốc BVTV là một hướng đi rất đúng của ngành KH&CN. Nhiệm vụ bước đầu cũng đã cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan. Do đó, thời gian tới cần có thêm những công trình nghiên cứu, thử nghiệm với phạm vi rộng hơn để có đánh giá chính xác và tiến tới sản xuất đại trà, phục vụ thị trường.

Theo Dương Chiến/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Hôm nay21,630
  • Tháng hiện tại796,908
  • Tổng lượt truy cập91,970,637
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây