Học tập đạo đức HCM

Đồng bào giáo dân Can Lộc phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 05/11/2012 22:16
Can Lộc là huyện bán sơn địa của tỉnh Hà Tĩnh với dân số 13,6 vạn người, hình thành 212 khu dân cư trên 23 xã, thị trấn, trong đó đồng bào công giáo gần 2 vạn người, chiếm 14% dân số toàn huyện, sinh hoạt tại 7 giáo xứ, 23 giáo họ và sinh sống trên 31 xóm của 12 xã, trong đó có 16 xóm giáo toàn tòng.
 
Đồng bào giáo dân Can Lộc phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới

Đồng bào giáo dân Can Lộc phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới

Những năm gần  đây, đời sống bà con giáo dân ở huyện Can Lộc ngày một khởi sắc. Nhiều giáo họ thực sự là điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, như giáo họ Vĩnh Long, Tam Đa, Yên Mỹ, Mỹ Hòa … là những giáo họ tiêu biểu đi đầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện. Không những thế bà con giáo dân còn tập trung thâm canh, xen canh các loại hoa màu, rau màu tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế. Tại các giáo họ xuất hiện không ít những mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có hiệu quả. Tiêu biểu như hộ chị Trần Thị Dược ở khối 10, thị trấn Nghèn thuộc giáo họ Tân Lập chăn nuôi lợn giống và lợn thương phẩm với số lượng mỗi năm xuất chuồng hàng trăm lợn thương phẩm, cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm; hộ ông Duyên, chị Kiều ở Quang Lộc; anh Việt, ông Đức, ông Trúc ở Xuân Lộc … mỗi hộ cho thu nhập từ 60-80 triệu đồng/năm. Phong trào nuôi hươu trong đồng báo giáo dân cũng được xem là một thế mạnh. Các giáo họ Kim Long, Tràng Đình, Kim Lâm.. đều xây dựng được mô hình nuôi hươu cho thu nhập cao, từ 25-50 triệu đồng/năm. Ngoài ra, một số hộ nuôi ong , nuôi chim cút, nuôi nhím cũng cho thu nhập đáng kể.

Về giáo họ Tràng Đình (xã Yên Lộc) vào các thôn trong xã tiếng lách cách của các tay thợ mộc reo vang hòa cùng với tiếng máy cưa, xẻ gỗ tạo nên một âm thanh đặc trưng của một làng nghề truyền thống bao đời nay. Với hơn 100 hộ và 200 lao động làng nghề đã tạo ra những sản phẩm đồ mộc cao cấp, chất lượng cao, cung ứng cho thị trường rộng khắp. Từ đó, nhiều hộ giáo dân đã làm giàu lên từ nghề này, đời sống thêm sung túc, no ấm. Ngoài ra, các hộ còn nhận hợp đồng đi trang trí nội thất cho các công trình tập thể cũng như tư nhân trong và ngoài tỉnh, thu nhập hàng chục triệu đồng, điển hình như hộ anh Đình, anh Thiều, ông Hoa thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm ... Rồi đến làng nghề giáo họ Tân Lập (thị trấn Nghèn) hầu hết các gia đình trong giáo họ có từ 2- 3 người làm nghề xây dựng, một số hộ đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ, như doanh nghiệp Hà Cận, Phú Khánh, Hường Phú … tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, thu nhập mỗi tháng từ 5 - 6 triệu đồng/người. Dịch vụ thương mại trong các giáo họ cũng bắt nhịp được nhu cầu của sự phát triển. Hiện giáo dân trên toàn huyện có 45 xe ô tô vận tải, 8 ô tô du lịch, 7 xe khách, 120 máy cày, 60 máy xay xát, 10 máy trộn bê tông, 5 máy xúc, 1 máy gặp liên hoàn ... Ngoài ra, có hơn 1.000 giáo dân đi xuất khẩu lao động làm ăn ở nước ngoài, riêng giáo xứ Phương Mỹ (xã Mỹ Lộc) có tới 300 lao động …

Điều đáng nói, thời gian qua bà con giáo dân tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm qua, các giáo dân đã đóng góp với số tiền hơn 60 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công để làm mới 67 km đường bê tông, 10 km kênh cứng. Các giáo họ Tân Lộc, Vĩnh Lộc, Sơn Thủy, Văn Định (thị trấn Nghèn), giáo họ Tân Thủy (xã Tiến Lộc), các giáo họ xứ Tân Thành (xã Gia Hanh)… đều là những họ giáo tiêu biểu cho phong trào này. Ông Đào Duy Thông - Trưởng Ban đoàn kết công giáo huyện Can Lộc cho biết: Thật cảm động khi rất nhiều giáo họ như: Bình Hòa, Đông Nghĩa, Mỹ Hòa, Thịnh Lạc (xã Xuân Lộc) có nhiều hộ giáo dân đã tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất, hàng nghìn cây cối các loại để mở rộng đường. Giáo họ Trại Lê (xã Quang Lộc) làm hơn 2km đường bê tông mà đóng góp trên 500 triệu đồng, trong đó linh mục Trần Đức Mai quản xứ Trại Lê với tấm lòng cao quý ủng hộ trên 100 triệu đồng. Những giáo họ trên thật sự xứng đáng khi được nhận bằng khen của UBND tỉnh.

Về các xứ đạo ở Can Lộc có thể nhận thấy cuộc sống mới của bà con giáo dân đang đổi thay từng ngày. Phát huy những kết quả đạt được các giáo họ, giáo xứ sẽ tiếp tục  đoàn kết chung tay phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa quê hương Can Lộc thêm phần khởi sắc.

 
Bài, ảnh: Võ Quang Đạt
Huyện uỷ Can Lộc
Theo canloc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập428
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm427
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,326
  • Tổng lượt truy cập92,031,055
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây