Học tập đạo đức HCM

Nghi Xuân: Xây dựng 126 mô hình sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả cao

Thứ ba - 13/11/2012 20:52
Thực hiện chủ trương xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh gắn với xây dựng nông thôn mới, thời gian qua UBND huyện Nghi Xuân đã tập trung chỉ đạo các địa phương xây dựng các mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình NTTTS công nghệ cao, an toàn sinh học của ông Bùi Tùng Phong
xã Xuân Đan doanh thu  trên 1,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt từ 500-800 triệu đồng.

 
Theo báo cáo của UBND huyện Nghi Xuân trong 2 năm (2011-2012) toàn huyện đã xây dựng được 126 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó 4 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 92 mô hình chăn nuôi, 25 mô hình nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản, 3 mô hình dịch vụ thương mại nông nghiệp và 2 mô hình cơ giới hoá nông nghiệp.

 Mô hình chăn nuôi lợn thịt liên kết với  Công ty CP Việt Nam của hộ
ông Lê Văn Bàng xã Xuân Liên quy mô 1200 con/lứa, doanh thu 4-5 tỷ đồng.
 
Trong 2 năm, huyện Nghi Xuân đã triển khai 5 mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, an toàn sinh học tại các xã: Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Thành, Cương Gián, với quy mô mỗi mô hình từ 1,3-1,5 ha, với số vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng/ha. Qua thời gian triển khai thử nghiệm cho thấy mô hình đạt kết quả cao, doanh thu 1 ha nuôi tôm áp dụng công nghệ mới có thể đạt trên 1,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt từ 500-800 triệu đồng. Điển hình có các hộ: ông Bùi Tùng Phong xã Xuân Đan, Lê Sỹ Hải xã Cương Gián, Nguyễn Viết Khánh xã Xuân Phổ; mô hình HTX nuôi trồng thủy sản Xuân Thành, có 10 xã viên, quy mô 3,2 ha, doanh thu 6-7 tỷ đồng, lợi nhuận 3-4 tỷ đồng… Các mô hình chăn nuôi lợn liên kết với Công ty CP Việt Nam đều cho hiệu quả cao, điển hình như mô hình ông Lê Văn Bình xã Xuân Mỹ, ông Lê Văn Bàng xã Xuân Liên chăn nuôi lợn quy mô 1200 con/lứa, doanh thu 4-5 tỷ đồng…
 
Kết quả bước đầu của các mô hình khẳng định đã đi đúng hướng, có sức lan tỏa, được người dân chấp nhận, từng bước được mở rộng quy mô, giúp người dân khai thác tiềm năng lợi thế của từng địa phương, tạo sự chuyển biến trong nông nghiệp, nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo, hướng tới làm giàu cho nhiều hộ nông dân, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, đặc biệt trong thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn tại các địa phương trên địa bàn huyện./.

Ngô Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay26,212
  • Tháng hiện tại801,490
  • Tổng lượt truy cập91,975,219
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây