Học tập đạo đức HCM

UBND huyện Can Lộc chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

Chủ nhật - 28/03/2021 05:28
Hiện nay, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ lây lan ra diện rộng. Tại huyện Can Lộc, bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò đã xuất hiện tại 18 xã, thị trấn; cộng với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm tái xuất hiện ở một số xã trên địa bàn. Trong khi đó, đây là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các loại mầm bệnh bùng phát và lây lan diện rộng.

Để chủ động phát hiện, khống chế các ổ dịch, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra công điện yêu cầu các địa phương, đơn vị khẩn trương thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, trong đó tập trung vào các nội dung trọng tâm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Hội đồng tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh và các tổ công tác, tổ phản ứng nhanh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để theo dõi, giám sát, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Đối với các ổ dịch có gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết, buộc tiêu hủy cần được lấy mẫu xác định nguyên nhân hoặc được cán bộ thú y huyện kiểm tra, lập biên bản xác định dịch bệnh. Động vật tiêu hủy phải ra quyết định xử lý tiêu hủy, tổ chức tiêu hủy đảm bảo đúng quy trình, lập biên bản tiêu hủy có kiểm đếm số lượng, trọng lượng từng loại. Việc tiêu hủy phải được hội đồng tiêu hủy cấp xã thực hiện, có sự giám sát của đại diện hội đồng tiêu hủy cấp huyện hoặc cơ quan thú y huyện, tuyệt đối không khoán trắng cho hộ gia đình, thôn xóm.

Áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn trâu bò, lợn, gia cầm, cụ thể: Đối với bệnh viêm da nổi cục: Cách ly số trâu bò mắc bệnh và áp dụng phác đồ điều trị do cơ quan thú y hướng dẫn; không nhốt chung trâu bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh với trâu bò khỏe mạnh; hạn chế thả trâu bò ra các bãi chăn thả chung;… Hướng dẫn người chăn nuôi không tự ý điều trị cho trâu bò mắc bệnh, đặc biệt là thông qua các thầy lang bán thuốc lá, cộc theo tin đồn thổi. Giao UBND các xã, thị trấn quản lý hoạt động hành nghề thú y trên địa bàn, tuyệt đối không để các đối tượng không có giấy chứng nhận hành nghề thú y tham gia chữa trị trâu bò mắc bệnh.

Đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi: Kiểm soát và xử lý dứt điểm số ổ dịch mới phát sinh; lập chốt hoặc lập biển cảnh báo để hướng dẫn người dân không ra vào khu vực có dịch; kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn trên địa bàn; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đàn lợn tại thôn xóm, hộ gia đình để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý; Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động khai báo khi có lợn ốm, chết bất thường hoặc nghi có triệu chứng mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi để lấy mẫu xét nghiệm.

Đối với bệnh cúm gia cầm: Tăng cường giám sát, phát hiện các ổ dịch sớm để xử lý trong diện hẹp để tránh tình trạng dịch chồng dịch; đặc biệt lưu ý đối với các xã tiếp giáp huyện Thạch Hà.

Rà soát, nắm chắc tổng đàn vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm) để có phương án phòng chống dịch phù hợp, sát đúng. Tổ chức tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục đảm bảo 100% số trâu bò trong diện tiêm theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tiêm phòng vắc xin định kỳ cho các loại gia súc, gia cầm đợt 1/2021.

Tăng cường công tác tuyên truyền về nguy cơ, tác hại, các biện pháp phòng chống bệnh viêm da nổi cục, dịch tả lợn châu Phi và các văn bản chỉ đạo của huyện, của cấp trên qua hệ thống truyền thanh, tại các cuộc họp dân để nâng cao nhận thức. Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học như: Cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất sát trùng, bằng vôi bột; tăng cường diệt côn trùng trung gian truyền bệnh như: ruồi, muỗi, ve, mòng; sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định;… Khuyến cáo người dân không tăng đàn, tái đàn trong giai đoạn có dịch. Ra quân tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường để diệt mầm bệnh theo văn bản hướng dẫn của ngành chuyên môn. Tổ chức ký cam kết với các hộ buôn bán, giết mổ, hộ chăn nuôi trâu bò, lợn về thực hiện “5 không” trong phòng chống dịch bệnh. Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi để làm điều kiện xét hỗ trợ tiêu hủy gia súc, gia cầm (nếu có).

Đối với các phòng, ngành chuyên môn theo lĩnh vực phụ trách, tham mưu UBND huyện về các các giải pháp chỉ đạo, thực hiện phòng, chống dịch theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên; tham mưu thành lập các tổ công tác để chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh; phân công cán bộ giám sát, theo dõi, hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh, điều trị trâu bò mắc bệnh. Kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm xác định nguyên nhân động vật ốm chết, mắc bệnh để có giải pháp xử lý phù hợp, hiệu quả. Khẩn trương triển khai tiêm phòng bổ sung vắc xin viêm da nổi cục đợt 2 theo chỉ đạo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.

Chủ trì, hướng dẫn việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh đúng quy trình đảm bảo vệ sinh môi trường; tham mưu UBND huyện phân bổ kinh phí để thực hiện phòng chống dịch theo quy định. Hướng dẫn thủ tục chính sách hỗ trợ theo quy định (nếu có). Chỉ đạo, đôn đốc, cập nhật, đưa tin chính xác về diễn biến, tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là đối với bệnh viêm da nổi cục và dịch tả lợn châu Phi; phối hợp với cơ quan chuyên môn, các địa phương để theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Công điện cũng đề nghị UBMTTQ, các đoàn thể cấp huyện, các đồng chí được Ban Thường vụ Huyện ủy phân công chỉ đạo cơ sở cùng phối hợp, tham gia chỉ đạo; vận động đoàn viên, hội viên, người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Nội dung công điện trong file đính kèm.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại975,698
  • Tổng lượt truy cập92,149,427
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây