Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn rừng tuần hoàn khép kín

Thứ năm - 09/12/2021 07:59
Nông nghiệp tuần hoàn nói chung và chăn nuôi tuần hoàn nói riêng là hoạt động sản xuất không chất thải, không phế phẩm; ứng dụng khoa học kỹ thuật để xử lý phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất thành giá trị hữu ích, tái sử dụng trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ và tái sinh môi trường. Đó là cách làm mà gia đình anh Trần Nam Giang, Xã Sơn Trường, huyện Vũ Quang đã thực hiện và cho thấy những lợi ích cũng như hiệu quả kinh tế mang lại.

Trang trại chăn nuôi lợn rừng của gia đình anh Trần Nam Giang, thôn 10 xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn rộng trên 3 ha. Khu vực chuồng trại chăn nuôi, ao thả cá và trồng cây ăn quả được bố trí hợp lý, thuận tiện sử dụng phụ phẩm của trồng trọt để nuôi gà, cá, sử dụng chất thải của chăn nuôi để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. 

9a52f406 cdcf 6113 c778 6e4b0ce1fa2d

Mô hình chăn nuôi lợn rừng tuần hoàn khép kín của anh Trần Nam Giang, Xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn

Anh Giang cho biết: Anh bắt đầu nuôi lợn rừng năm 2014. Từ 4 con lợn giống được mua từ Lào về hàng năm anh đã nhân giống để tăng đàn. Đồng thời với đó, anh Giang đã chịu khó tìm tòi học hỏi để phát triển theo quy trình mô hình  chăn nuôi tuần hoàn khép kín. Hiện mô hình của anh Giang có quy mô ổn định, với số lượng 20 con lợn nái sinh sản, 3 con lợn đực giống và trên 200 con lợn thịt, mỗi năm lợn nái sinh sản 2 lứa, bình quân mỗi lứa 10 con.

Để nuôi theo mô hình khép kín tuần hoàn này, chuồng trại nuôi lợn rừng được anh Giang đầu tư thiết kế bài bản. Nền chuồng được thiết kế thành 2 phần, trong đó, ½ diện tích nền chuồng phía sau thấp hơn ½ diện tích nền chuồng phía trước từ 35-40cm với độ dốc từ 1-2 độ; phía cuối chuồng được đặt ống thoát nối với hầm biogas để xử lý. Hệ thống xử lý nước thải có bể lắng, bể lọc được sử dụng chế phẩm sinh học Hatimic. Hàng ngày, lượng phân lợn thải ra được dọn sạch để ủ phân hữu cơ nên chuồng trại luôn sạch sẽ, không có ruồi muỗi. Chất thải chăn nuôi sau khi được xử lý sẽ dùng để tưới dưỡng cho diện tích cây ăn quả, rau màu và các loại cây xanh để làm thức ăn cho lợn.

Theo anh Giang, nuôi lợn rừng không quá vất vả bởi ít tốn công chăm sóc và lợn rừng có khả năng chống chịu bệnh tốt, do đó anh không phải tiêm phòng. Ngoài thức ăn là các loại rau, củ, quả có sẵn trong vườn, anh còn nấu cơm gạo lứt ủ men cho ăn. Một ngày chỉ cho thức ăn tinh một lần, còn lại là cho ăn các loại rau, củ, quả như cỏ voi, các loại rau, trái theo mùa và cây chè khổng lồ. Theo anh Giang, cây chè khổng lồ có tác dụng bổ sung nguồn chất đạm và tốt cho tiêu hóa của lợn.

Với quy trình nuôi khép kín này, anh đã duy trì được đàn lợn và năm nào anh cũng bán ra khoảng 200 con lợn thịt. Sau một năm lợn mới được xuất bán. Mỗi con nặng khoảng 40kg, mỗi kg lợn hơi bán ra thị trường từ 160.000 đồng. Như vậy, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình anh Giang có thu nhập trên 350 triệu đồng từ chăn nuôi lợn rừng.

Bà Trần Thị Nhâm - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Trường, huyện Vũ Quang rất cho hay: “Mô hình anh Trần Nam Giang được thực hiện theo chu trình khép kín, tuần hoàn giúp chất thải được xử lý và dùng làm nguyên liệu cho trồng trọt, nuôi thủy sản; tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất và lượng chất thải ra môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là hướng đi mới trong xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tuyên truyền vận động để nhân rộng mô hình  nhằm phát triển hơn nữa nghề chăn nuôi tại xã nhà.”

Với hình thức chăn nuôi tuần hoàn khép kín theo hướng thân thiện môi trường, sử dụng chất thải, phế phẩm, phụ phẩm… làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác, thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học này cũng chính là hướng phát triển chăn nuôi bền vững mà thời gian qua ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và các địa phương khuyến khích người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện.

Theo đó các địa phương cần quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, tạo điều kiện cho người dân đầu tư chăn nuôi khép kín, quy mô lớn, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, chứa chất thải để sử dụng trong nông nghiệp. Cùng với đó, ý thức và tư duy chăn nuôi của người dân chuyển dần từ nhỏ lẻ sang đầu tư chăn nuôi khép kín, quan tâm xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh./.

Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Hôm nay69,635
  • Tháng hiện tại728,962
  • Tổng lượt truy cập93,106,626
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây